VĂN HÓA DU LỊCH
NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Văn Lưu
Tóm tắt: Văn hóa du lịch là sự biểu hiện văn hóa trong du lịch; sự tích hợp ứng xử du lịch, giá trị du lịch và chuẩn mực du lịch của 4 chủ thể tham gia hoạt động du lịch (khách du lịch; nhân lực du lịch và cộng đồng xã hội; chính quyền nơi khách đến; và doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động kinh doanh du lịch). Văn hóa du lịch có vai trò quan trọng, là nguồn lực cho sự phát triển du lịch bền vững. Văn hóa du lịch của Việt Nam đã được quan tâm, xây dựng, đạt được những thành công đáng ghi nhận, nhưng còn bộc lộ không ít hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần đẩy mạnh xây dựng văn hóa du lịch bằng hệ thống giải pháp đồng bộ với trách nhiệm và sự đóng góp của toàn xã hội, mà ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt.
Từ khoá: Du lịch, văn hóa du lịch, du lịch văn hóa.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 5 (27) - 2016
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục