"Các bên tham gia" - Một quan điểm quản lý di sản văn hóa trong quá trình đô thị hóa

Ngày đăng: 22/05/2024 Lượt xem: 51
Mặc định Cỡ chữ

“CÁC BÊN THAM GIA”: MỘT QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

 

TS. Nguyễn Hồng Nhung

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

 

Tóm tắt: Hiện nay, nhiều thành phố trên khắp thế giới đều gặp những thách thức trong nỗ lực cân đối giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị. Nhu cầu phát triển của thủ đô, nhu cầu dân sinh của người dân luôn bị đặt lên bàn cân với công tác quản lý di sản. Trong bối cảnh đó, phương thức quản lý di sản từ trên xuống (top - down) dần bộc lộ những hạn chế, thể hiện ở mâu thuẫn giữa chính sách bảo tồn di sản và lợi ích cộng đồng địa phương, đặc biệt ở khu vực đô thị, giữa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa các bên: chính quyền và người dân, ngành quản lý bảo tồn di sản và ngành quy hoạch, xây dựng đô thị, ngành du lịch, giữa bộ phận nghiên cứu và giới trùng tu di tích… Công tác quản lý di sản còn có nhiều bất cập về việc chưa có một hệ thống quản lý vận hành một cách hiệu quả với sự tham gia của nhiều bên cũng như sự hợp nhất các nguồn lực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích giới thiệu quan điểm các bên tham gia (stakeholder participation) liên quan đến quản lý di sản như một công cụ hữu hiệu để cân đối nguồn lực và lợi ích của xã hội, bao gồm cả lợi ích của các bên liên quan. Từ đó bài viết đề xuất một phương thức quản lý di sản hiệu quả, khắc phục những nhược điểm của mô hình từ trên xuống dưới, phát huy hết các nguồn lực, các bên tham gia đều phải được đảm bảo lợi ích, hợp tác cùng có lợi.

Từ khóa: Các bên tham gia, cộng đồng, quản lý di sản, các bên liên quan, bảo tồn di sản.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 1 (29) - 2017

Bình luận