TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH VÀ Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG
CỦA CỘT ĐÂM TRÂU DÂN TỘC CƠTU Ở QUẢNG NAM
TS. Lê Anh Tuấn
Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế
Tóm tắt: Những mô típ, hình tượng xuất hiện trên cột đâm trâu của tộc người Cơtu hoàn toàn không ngẫu nhiên hay chỉ có giá trị tạo hình đơn thuần, mà ẩn chứa nhiều thông điệp. Mặt khác, cột đâm trâu Cơtu, ngoài mối quan hệ về mặt hình dáng với cột cái nhà Gươl, điệu múa thiêng “Padil Yayă”, mô típ “người đàn bà múa”, vũ điệu chim T’ring, “cây lúa thiêng”, đáng chú ý nhất là mối quan hệ về mặt nội dung ý nghĩa hàm chứa sau những thông điệp của ước vọng cầu mùa - cầu an. Từ sự biểu hiện khách quan đến những nhận định chủ quan, bài viết này thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa cái “biểu hiện” là các hình tượng điêu khắc, mô típ trang trí với cái “ẩn chìm” là những nội hàm ý nghĩa, để làm rõ hơn tính biểu tượng và các giá trị của cột đâm trâu trong đời sống tộc người Cơtu.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa số 1 (11) - 2014
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục