Một số thành tố của văn hóa học đường

Ngày đăng: 17/03/2025 Lượt xem: 53
Mặc định Cỡ chữ

MỘT SỐ THÀNH TỐ

CỦA VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

 

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ

Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Văn hóa học đường là một tiểu văn hóa ứng với môi trường giáo dục, vừa chứa đựng sắc thái văn hóa dân tộc vừa chuyển tải và chia sẻ các giá trị đặc thù chung toàn nhân loại. Văn hóa học đường hình thành phải dựa trên những giả định ban đầu (niềm tin, giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu v.v.), trở thành môi trường và chất xúc tác để hoạt động dạy và học, các sinh hoạt gắn với môi trường học đường cũng như mục tiêu giáo dục con người được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả. Bài viết này đi từ khái luận đến cấu trúc các thành tố văn hóa học đường, trong đó đặc tả một số thành tố tiêu biểu nhất để phác họa bức tranh nội hàm của văn hóa học đường qua nền tảng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của thế giới.

Nghiên cứu này được thực hiện dưới góc nhìn văn hóa học, lấy yếu tố nghi lễ (trọng tâm là các nghi thức cận “ngưỡng” trong học đường) và hiệu quả của nó (quan điểm của Victor Turner (1968/1969) và Seligman và Weller (2012) làm môi trường và thước đo cho sự kiến tạo và vận hành văn hóa học đường. Theo đó, điểm mấu chốt quyết định tính chất và hiệu quả của văn hóa học đường nằm ở việc kiến tạo “ngưỡng”, trạng thái “cộng cảm”, “chia sẻ” và các khả năng sáng tạo chứa đựng các giá trị giả định của các hoạt động và yếu tố mang tính lễ tục trong nhà trường..

Từ khóa: Giáo dục, văn hóa học đường, cấu trúc, thành tố.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 6 (52) - 2020

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2020
Sách giấy: 35.000đ 70.000đ Thêm vào giỏ Mua ngay
Ebook: 30.000đ 65.000đ Thêm vào giỏ Mua ngay
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất