BẢN SẮC: ĐẶC TRƯNG VÀ Ý THỨC CĂN TÍNH
TS. Nguyễn Văn Hiệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: “Bản sắc” là một trong những khái niệm trung tâm (Key concept) trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam và được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam xem là tương đương với thuật ngữ có tính quốc tế “Identity”. Tuy nhiên, từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn nghiên cứu, có thể thấy hai thuật ngữ - khái niệm này về cơ bản là không thống nhất và không có nhiều tương đồng, dễ dẫn đến những hiểu nhầm nhất định trong dịch thuật hoặc trong trao đổi nghiên cứu. Từ góc nhìn liên thông, hội nhập và từ yêu cầu về thống nhất khái niệm trong nghiên cứu, bài viết xem xét khái niệm “bản sắc” trong tương quan với cách hiểu về “đặc trưng” (Characteristic) và “ý thức căn tính” (Identity) trong học thuật phương Tây; đồng thời góp phần đề xuất cách tiếp cận phù hợp với khái niệm vốn rất phức tạp này trong nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam trước yêu cầu liên thông, hội nhập.
Từ khóa: Bản sắc, văn hóa, ý thức căn tính, đặc trưng.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 1 (53) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục