PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA BIỂN
VÀ KHÁI NIỆM ĐỊA CHÍNH TRỊ*
GS.TS. Vladimir
Mazyrin
Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga
Tóm tắt: Trên cơ sở quan điểmcủa học giả người Nga E. Tereshchenko, tác giả phân tích các nguyên lýmang tính phương pháp luậncơ bảntrong nghiên cứu văn hóa biển như một hiện tượng văn hóa và lịch sử. Bài viết miêu tả tổng quát các đặc điểm của văn hóa biển gắn với việc xác định các yếu tố địa lý tựnhiên trong hoạt động của con người. Điều này được đề cập để xem xét văn hóa biển như một hệ thống trọn vẹn với tính logic của chính nó trong quá trình phát triển và thực hiện các chức năng. Hai khái niệm khác nhau là văn hóa biển và văn minh biển cũng được đưa ra so sánh.
Khác với các nền văn minhbiển, nơi mà yếu tố chính kiến tạonên loại hình này là sự phụ thuộc của các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội vào các hoạt động hàng hải; yếu tố chủ đạo trong văn hóa biển là những đặc trưng của sự thích nghi với môi trường địa lý và tự nhiên. Theo cách tiếp cận đối với nền văn minh, khu vực ven biển được coi là những vị trí chiến lược quan trọng đối với nhà nước. Trong khi đó, cách tiếp cận văn hóa dựa trên việc nghiên cứu các khu vực văn hóa và lịch sử đáng chú ý giúp hình thành nên văn hóabiển đặc trưng. Những đặc tính chung để phân loại nó đi sâu vào việc xem xét xác định các yếu tố địa lý tự nhiên gắn với biển trong các hoạt động của con người; xác định điểm đặc trưng trong các điều kiện tự nhiên biển để phát triển các phương thức hiệu quả nhất phục vụ cho việc thích nghi và sinh tồn; sự hình thành các môi trường thông thường và chuyên biệt của văn hóa kết nối với biển.
Từ khóa: Văn hóa biển, văn minh biển, văn minh lục địa, địa chính trị, chiến lược văn minh biển.
*Bài nghiên cứu này được tác giả viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga.
Chúng tôi sử dụng bản tiếng Việt của tác giả đã được GS.TS. Từ Thị Loan hiệu đính,
đối chiếu với bản tiếng Nga.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 3 (55) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục