Quản lý tổng hợp vùng ven biển có sự tham gia ở Việt Nam: Lý thuyết so với thực tiễn tại Thừa Thiên Huế

Ngày đăng: 24/06/2024 Lượt xem: 14
Mặc định Cỡ chữ

 

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN CÓ SỰ THAM GIA Ở VIỆT NAM:

LÝ THUYẾT SO VỚI THỰC TIỄN TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Bieke Abelshausen, Tom Vanwing, Wolfgang Jacquet

(Viện Văn hóa biển đảo, Trường Đại học Quốc gia Mokpo)

Tóm tắt: Các quá trình quản lý bền vững đã trải qua một sự chuyển đổi từ phương thức tiếp cận từ trên xuống sang cách tiếp cận từ dưới lên. Cách tiếp cận mới này cho phép một sự tích hợp toàn diện của những thành phần liên quan. Trong các xã hội theo thứ bậc truyền thống, sự kết hợp của cả hai phương thức trên được coi là hợp lý hơn. Sự kết hợp này được mô tả là một cách tiếp cận tổng hợp có sự tham gia và nó cho phép việc chia sẻ kiến thức hai chiều. Câu hỏi đặt ra là, liệu cách tiếp cận lý thuyết này có thể đứng vững trên thực tế khi đặt dưới những tác động khác nhau về xã hội, chính trị và văn hóa. Nghiên cứu định tính về quá trình chia sẻ kiến thức hai chiều và sự tham dự của các bên liên quan trong quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Nghiên cứu định tính này sử dụng phương pháp phân tích mã hóa. Phân tích chỉ ra rằng, trên thực tiễn, sự lưỡng lự trước việc phải thay đổi có tác động đến việc triển khai ICZM. Sự do dự này liên quan trực tiếp đến mức độ quyền lực của các bên liên quan và cấp độ mà họ tham gia vào truyền thống quản trị từ trên xuống. Hai kết quả trái ngược đã được tìm ra. Một mặt, hiểu biết lý thuyết về ICZM có sự tham gia là cao nhất khi sự lưỡng lự đối với thay đổi là cao nhất và ngược lại. Mặt khác, một sự suy giảm về quyền lực đưa tới kết quả là sự gia tăng trong tính bền vững của việc triển khai ICZM có sự tham gia. Nghiên cứu này kết luận rằng, một “nền tảng hay cấu trúc” là thiết yếu để đạt được sự bền vững. Trong bối cảnh Việt Nam, quan hệ quyền lực truyền thống tạo nên một nền tảng vừa chính thức vừa phi chính thức. Một nền tảng phi chính thức là cần thiết để tạo ra vốn xã hội, trong khi đó, nền tảng chính thức sẽ hạn chế những rủi ro của sự tùy tiện và cho phép quá trình thế chế hóa.

Từ khóa: Quản lý tổng hợp vùng ven biển, chia sẻ kiến thức hai chiều, quản lý tài nguyên có sự tham gia, học tập xã hội, quản lý thay đổi.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 3 (31) - 2017

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2017
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận