Khái niệm gia giáo nhìn từ lý thuyết cấu trúc chức năng về xã hội hóa

Ngày đăng: 13/06/2024 Lượt xem: 16
Mặc định Cỡ chữ

KHÁI NIỆM GIA GIÁO NHÌN TỪ LÝ THUYẾT

CẤU TRÚC CHỨC NĂNG VỀ XÃ HỘI HÓA

TS. Nguyễn Thị Tâm Hạnh

Phân viện Viện Văn hóa Nghệthuật quốc gia Việt Nam tại Huế

Tóm tắt: “Gia giáo” và “giáo dục gia đình”, xét về mặt từ vựng, chúng dường như là hai ngữ danh từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, nếu như “giáo dục gia đình” được áp dụng cho gia đình nói chung và thường được đặt trong sự đối sánh với giáo dục học đường/giáo dục chính quy trong xã hội hiện đại thì “gia giáo”, lại gợi một sự liên tưởng về sự giáo dục trong môi trường gia đình thuộc xã hội phong kiến, chịu sự chi phối của tư tưởng Nho gia. Áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng về xã hội hóa, bài viết này tiến hành phân tích khái niệm “gia giáo” như một hình thái của xã hội hóa và đặt  trong mối liên hệ với các khái niệm liên quan như gia đình truyền thống, chuẩn mực ứng xử, giá trị, giá trị căn bản. Từ đó, bài viết cũng tiến hành xây dựng một khung lý thuyết làm cơ sở để phân tích đặc điểm của gia giáo trên các phương diện đường lối, nội dung, chức năng phù hợp với với đặc thù của văn hóa gia đình truyền thống của người Việt.

Từ khóa: Gia giáo, gia đình, truyền thống, cấu trúc chức năng, xã hội hóa.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa họcs, số 3 (31) - 2017

TS. Nguyễn Thị Tâm Hạnh

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2017
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận