Nghi lễ phồn thực trong lễ hội Vân Sa đương đại

Ngày đăng: 27/02/2024 Lượt xem: 85
Mặc định Cỡ chữ

 

NGHI LỄ PHỒN THỰC

TRONG LỄ HỘI VÂN SA ĐƯƠNG ĐẠI

TS. Vũ Anh Tú

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Tóm tắt: Tín ngưỡng phồn thực là một tín ngưỡng cổ xưa của loài người và đã có mặt lâu đời ở Việt Nam. Tín ngưỡng này được hình thành thông qua mối liên tưởng giữa việc sinh sản (bao gồm cả cơ quan sinh sản) hay sinh trưởng của con người, động vật và cây cối với sự sinh sôi, phát triển và bảo tồn nòi giống của muôn vật. Và vì thế nó được biết đến với việc thờ cơ quan sinh dục của con người (sinh thực khí) và thờ bản thân hành vi giao phối nhằm cầu mong cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trải qua thời gian, hình thức biểu hiện của tín ngưỡng này đã bị mờ nhạt, chồng lấp hoặc biến mất bởi những lớp phù sa văn hoá mới (mặc dù ý nghĩa của nghi lễ và tín ngưỡng vẫn còn được bảo lưu). Qua trường hợp lễ hội làng Vân Sa (Ba Vì, Hà Nội) đương đại, chúng tôi muốn lý giải về sự chuyển đổi hình thức biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực cổ xưa trong một lễ hội đương đại như một sự vận động tất yếu của tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam.

Từ khóa: Lễ hội, biến đổi, nghi lễ, tín ngưỡng phồn thực, hội làng Vân Sa, cướp kén, cướp nõ, sinh thực khí.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (12) - 2014

 

 

TS. Vũ Anh Tú

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2014
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận