TẤM BIA BÙA Ở CẨM PHÔ (HỘI AN):
MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN DI SẢN VĂN HÓA
Lê
Đình Hùng
Phân viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch miền Trung
Tóm tắt: Một đạo bùa độc đáo được khắc trên bia đá ở Cẩm Phô (Hội An), từng được nhiều người quan tâm. Đã có một số bài viết mô tả, giới thiệu, lý giải về tấm bia này, các tác giả có cách nhìn nhận và biểu đạt riêng, cho thấy sự hấp dẫn của tấm bia này với tư cách là một di sản văn hóa. Chúng tôi tôn trọng ý kiến của họ nhưng có cách tiếp cận, lý giải riêng của mình để nhấn mạnh những giá trị độc đáo của tấm bia.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích, mô tả, dẫn giải nội dung văn khắc, đồng thời tiếp cận tấm bia với một góc nhìn chuyên biệt để làm sáng tỏ thêm nội dung cũng như những vấn đề liên quan trực tiếp đến tấm bia bùa. Kết hợp thực địa khảo sát với đối chiếu những nguồn tư liệu hiện có để phân tích, nhìn nhận,đặt tấm bia trong môi trường địa lý sở tại, cũng như bối cảnh lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của vùng đất này... để đưa ra một số kiến giải về chủ nhân, niên đại của tấm bia. Từ đó làm rõ ý nghĩa, giá trị lịch sử văn hóa của tấm bia đối với vùng đất Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng nói chung.
Từ khóa: Bia,bia bùa, Hội An, phù thuật, Đạo giáo, xứ Quảng.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 6 (58) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục