TƯỢNG QUAN HẦU TRONG SINH TỪ VÀ LĂNG MỘ
THỜI LÊ - TRỊNH Ở BẮC BỘ
Quách Thị Ngọc An
Tóm tắt: Lăng mộ của quan lại trong thế kỷ XVII-XVIII ở Bắc Bộ là loại hình kiến trúc mang tính tưởng niệm cao. Nó thể hiện ở sự thống nhất triệt để tính đối xứng và vẻ cung kính, trang nghiêm trong toàn bộ hệ thống điêu khắc cũng như ngay trong bản thân từng bức tượng. Nghệ thuật điêu khắc thể hiện những nét chạm điêu luyện, đề tài phong phú với ý nghĩa tượng trưng cao ăn nhập hài hòa với kiến trúc. Sự sắp đặt của hệ thống điêu khắc trong sinh từ và lăng mộ với tượng quan hầu, tượng thú là nhằm biểu hiện ý tưởng về thế giới bên kia. Đó là sự mô phỏng lại trật tự triều đình với mong muốn tiếp tục duy trì quyền lực của con người sau khi chết. Bằng cách thay đổi tỷ lệ, điểm nhìn, khoảng cách giữa các tượng đã tạo ra một không gian lăng với tầng tầng, lớp lớp như gần như xa, như hư, như ảo, tạo nên sự linh thiêng của lăng mộ.
Từ khóa: Lăng mộ, sinh từ, tưởng niệm, điêu khắc, quan hầu, võ sĩ, thần đạo, tượng đơn, tượng nhóm, chạm khắc, tạo tác.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 5 (15) - 2014
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục