VẤN ĐỀ TIẾP THU TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN
VĂN NGHỆ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
PGS.TS. Lê Đình Cúc
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Tóm tắt: Tiếp thu tư tưởng lý luận văn nghệ nước ngoài (1945- 1975) trong một thời kỳ lịch sử đất nước đầy biến động. Nhưng ngay đầu thế kỷ XX (năm 1904) nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đã viện dẫn đến học giả phương Tây trong mục đích cổ xuý cho một nền học vấn mới, tri thức mới ở Việt Nam. Sát với năm 1945 là sự ra đời của những tác phẩm quan trọng cho lý luận văn nghệ Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh và Hoài Chân, Nhà văn hiện đại (1943) Vũ Ngọc Phan, Văn học khái luận (1944) của Đặng Thai Mai. Đặc biệt là sự ra đời của Đề cương văn hóa (1943) của Trường Chinh; với xu hướng chủ đạo là lý luận văn nghệ Mác - Lênin.
Song song với nó, lúc đậm lúc nhạt là các tư tưởng lý luận văn nghệ khác như Phân tâm học của Freud trong các công trình nghiên cứu Hoài Thanh và Thiếu Sơn, Lê Thước, Trần Thanh Mại. Trong đó người nổi tiếng nhất, gây nên dư luận sôi nổi là Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu).
Thi pháp học trở thành một khoa học được tiếp nhận và đưa vào ứng dụng trong văn nghệ đã có trước 1945, từ Văn học khái luận của Đặng Thai Mai. Tiếp đó là những công trình của Phan Kế Bính, Bùi Kỷ, Dương Quảng Hàm... Ở miền Nam là Lam Giang bàn về thơ ca truyền thống, Hư Chu và Quách Tấn bàn về thơ Đường và nhiều người khác. Ở miền Bắc có Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức... Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng cho lý luận văn nghệ ở Việt Nam thế kỷ XX.
Từ khóa: Văn nghệ Mác-Lênin, phân tâm học, Freud, Tain. Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan. Hoài Thanh, Hải Triều, nghệ thuật vị nghệ thuật, Trương Tửu, Lê Đình Kỵ, Đề cương văn hóa, Trường Chinh, thi pháp học.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (24) - 2016
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục