TRANH CỔ ĐỘNG THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TS. Phạm Phương Linh
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Tóm tắt: Tranh cổ động (TCĐ) chính trị ở Việt Nam là một trong những loại hình nghệ thuật được chú ý sưu tầm và lưu giữ của nhiều bảo tàng: Cách Mạng, Quân Đội hay Mỹ Thuật. Nó là thú vui sưu tầm của nhiều cá nhân yêu mến loại hình nghệ thuật này. Do tính chất và ý nghĩa lịch sử của TCĐ rất gần gũi và gắn bó với hai cuộc chiến tranh hiện đại ở Việt Nam, nó trở thành vũ khí tinh thần mạnh mẽ tạo nên sự hoang mang cho kẻ thù và góp phần tạo nên sức mạnh cho quân đội cách mạng. Từ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã giúp người họa sĩ thay đổi nhân sinh quan, thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về quan niệm nghệ thuật - quan niệm đem tri thức nghệ thuật phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Những tác phẩm TCĐ chính là vẻ đẹp của nghệ thuật được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phục vụ cho mục đích chính trị. Những bức tranh đã khơi dậy tinh thần chiến đấu ở chiến sĩ và ý thức vùng lên đấu tranh của đồng bào, góp phần quan trọng trong chiến thắng chung của toàn dân tộc, là cơ sở cho tranh tuyên truyền vận động binh lính địch đầu hàng sau này.
Từ khóa: Tranh cổ động, cách mạng, chống Pháp, kháng chiến, nghệ thuật.
Tạp chí Văn hóa học số 4 (26) - 2016
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục