TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
NƠI KHỞI NGUỒN CHO GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
GẮN KẾT XÃ HỘI
GS. TS. Bùi Quang Thanh
Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam
Tóm tắt: Khoa học về Thời đại Hùng Vương từ những năm 60-70 thế kỷ trước đã chỉ ra rằng, ngay từ những niên kỷ đầu tiên sau thời đại các vua Hùng, tín ngưỡng tri ân, tôn vinh các thế hệ tiền nhân được thể hiện qua những thực hành nghi lễ, lễ hội trong nhiều cộng đồng làng/xóm đã xác lập và tô đậm thành thói quen những hoạt động đời thường, theo những chuẩn mực văn hóa - xã hội được cộng đồng chấp thuận, duy trì, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nhìn trong phạm vi gia đình và dòng họ huyết thống, đó là những chuẩn mực quan hệ ngày một bền chặt theo chế độ phụ hệ cùng sự liên minh mang tính huyết thống. Tiếp cận từ giác độ văn hóa, có thể nhận thấy sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng cũng như các nhân vật huyền thoại của thời đại này, tại từng gia đình, từng dòng họ, chung quy vẫn là những biểu tượng mang tính khái quát cho chuẩn mực đạo đức - luân lý, và cao hơn cả là đạo lý, trở thành nếp sinh hoạt truyền thống được tuân thủ và thực thi trong mọi hình thức tế lễ cùng sinh hoạt thường nhật, mang bản sắc dân tộc trên tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Từ khóa: Tín ngưỡng, các vua Hùng, cộng đồng, đạo lý, giá trị.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (54) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục