PHỤC DỰNG DI TÍCH VÀ LỄ HỘI
ĐỀN XÃ TẮC (MÓNG CÁI, QUẢNG NINH):
TÂM THỨC TRUYỀN THỐNG, NHU CẦU ĐƯƠNG ĐẠI
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm
Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Tóm tắt: Từ sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ vào năm 1991, thành phố biên giới Móng Cái đã có sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Trong bối cảnh ấy, các di tích, lễ hội ở đây đã được phục dựng và sắp xếp lại tạo ra những điểm nhấn quan trọng về văn hoá tâm linh cho Móng Cái. Trên cơ sở nguồn tư liệu thực địa trong nhiều năm ở đây, bài viết này tập trung tìm hiểu quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền ở Xã Tắc, Móng Cái để nhìn ra các hình thức, cách thức và nhu cầu phục dựng di tích và lễ hội trong bối cảnh mới, để hiểu tâm thức của người dân về truyền thống, dùng truyền thống như một điểm tựa tinh thần vững chắc và làm mới truyền thống ấy để đáp ứng những nhu cầu đương đại của một cộng đồng cư dân vùng biên.
Từ khoá: Phục dựng di tích, phục dựng lễ hội, đền Xã Tắc (Móng Cái, Quảng Ninh), tâm thức truyền thống, tái cấu trúc văn hoá.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 6 (58) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục