CHÉ VÀ TÂM THỨC CHÉ
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SỬ THI DĂM SĂN
GS.TS. Nguyễn Văn Kim
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Trong kho tàng di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam, sử thi Dăm Săn - Một trong các bộ sử thi nổi tiếng nhất của người Êđê, được coi là viên ngọc quý, có giá trị tham khảo với nhiều ngành khoa học như: Văn học, văn hóa học, nhân học và sử học... Là một tộc người hiện sống ở vùng núi cao thuộc Tây Nguyên của Việt Nam, người Êđê nói tiếng Mã Lai - Đa đảo, từng có mối quan hệ mật thiết với cư dân Chămpa, Kinh (Việt), Hoa vùng duyên hải miền Trung, với nhiều nhóm cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, với cư dân Đông Nam Á hải đảo và các tộc người sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thuộc vùng Đông Nam Á bán đảo.
Đọc sử thi Dăm Săn ta thấy, người Êđê sớm biết sử dụng ché (cheh, chóe), rất đam mê ché và coi ché như những sinh thể huyền nhiệm, có linh hồn. Thực tế, ché đã được sử dụng với rất nhiều tính năng, mục đích và trong các thời gian, không gian văn hóa khác nhau. Nghiên cứu sử thi, bài viết muốn hướng đến một cách tiếp cận mới, liên ngành nhằm làm nổi bật giá trị đặc sắc của ché trong đời sống xã hội, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa và đời sống tâm linh của người Êđê. Mặt khác, nghiên cứu đối sánh những cứ liệu trong sử thi kết hợp với điều tra nhân học, tư liệu khảo cổ học, sử học và quan hệ giao thương giữa vùng Tây Nguyên, Việt Nam với các quốc gia châu Á... có thể khẳng định những giá trị xác thực của sử thi, sự hiện diện của các chủng loại ché, nguồn gốc, chức năng của ché, chủ nhân của ché, giá cả của nhiều loại ché và các mối giao lưu kinh tế, văn hóa rộng lớn của người Êđê trong lịch sử.
Từ khóa: Ché; vai trò, chức năng của ché; tâm thức ché; con đường trao đổi, buôn bán ché.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 4 (38) + 5 (39) - 2018
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục