CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
TS. Trần Ngọc Khánh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Dựa trên quan niệm con người là tác nhân trung tâm, nhân tố quyết định trong quá trình tạo lập đời sống và môi trường sống của họ, kết hợp vận dụng quan điểm lịch sử văn hóa, chúng tôi đặt các ngành công nghiệp văn hóa trong tương quan với quá trình “công nghiệp hóa”, khởi đầu bằng việc con người sử dụng công cụ cải thiện điều kiện lao động; đến cơ giới hóa, tự động hóa hoạt động sản xuất hàng hóa hàng loạt, theo dây chuyền; dẫn đến hệ quả về kinh tế - xã hội là tách đôi giữa con người và lao động, lao động và sản xuất, sản xuất và hàng hóa, nhờ đó chuyển đổi vị thế người lao động trở thành chủ thể tiêu dùng trong quá trình đô thị hóa.
Từ khóa: Văn hóa, tương quan, công nghiệp văn hóa, quá trình đô thị hóa.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (48) - 2020
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục