Dịch chuyển không gian, thăng trầm lịch sử và những biến đổi văn hóa trong truyền thuyết và tín ngưỡng đền Bạch Mã

Ngày đăng: 14/03/2025 Lượt xem: 66
Mặc định Cỡ chữ

DỊCH CHUYỂN KHÔNG GIAN, THĂNG TRẦM LỊCH SỬ

VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA

TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ TÍN NGƯỠNG ĐỀN BẠCH MÃ

PGS.TS. Trần Thị An

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Đền Bạch Mã tọa lạc trong khu phố cổ Hà Nội, nơi thu hút sự tham gia thực hành tín ngưỡng của nhiều đối tượng người dân như thương nhân, công chức, du khách; nơi có sự chồng lấn lên nhau biết bao truyền thuyết về sự tích các vị thần chủ của di tích; nơi chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử và biến đổi văn hóa khiến ngôi đền này mở rộng quy mô từ thành hoàng làng đến đô phủ thành hoàng rồi quốc đô thành hoàng theo với đà phát triển của thủ đô Hà Nội trong thời gian. Tất cả những đổi thay chính trị, xã hội từ bên ngoài tác động vào và những biến đổi văn hóa từ bên trong diễn ra làm nên diện mạo đa diện chứa đựng khá nhiều trầm tích cần giải mã của tín ngưỡng ở ngôi đền này.

Bài viết này sử dụng lý thuyết không gian thiêng, biểu tượng, đặc trưng thể loại truyền thuyết và diễn ngôn để nhận diện việc kiến tạo vị thần chủ của ngôi đền trong mạch tự sự truyền thuyết và không gian di tích cũng như tìm hiểu vai trò của vị thần chủ được thể hiện qua diễn ngôn quyền lực của các triều đại và đời sống của người dân. Từ trường hợp vị thần chủ đền Bạch Mã, bài viết đi đến kết luận: khi có sự kết hợp hô ứng giữa quyền lực chính trị và nhu cầu tâm linh của người dân thì chính các truyền thuyết được sáng tạo sẽ góp phần tạo nên thời thái bình thịnh trị trong lịch sử.

Từ khóa: Không gian thiêng, biểu tượng, truyền thuyết, đền Bạch Mã, thần chủ, thực hành văn hóa.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 5 (51) - 2020

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2020
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất