Tâm thức về biển trong Hò bả trạo ở Nam Trung Bộ

Ngày đăng: 31/05/2024 Lượt xem: 39
Mặc định Cỡ chữ

Học viện 

TÂM THỨC VỀ BIỂN

TRONG HÒ BẢ TRẠO Ở NAM TRUNG BỘ

TS. Phan Thuận Thảo

Học viện Âm nhạc Huế

Tóm tắt: Hò Bả trạo là tên gọi của loại hình nghệ thuật diễn xướng dùng trong lễ cúng cá Ông phổ biến ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, thể hiện niềm tin về việc cá Ông cứu thuyền trong những cơn bão biển và đem lại luồng cá cho ngư dân. Nội dung của hò Bả trạo, phản ánh những tình cảm gắn bó bền chặt với biển, những hiểu biết, nhận thức sâu sắc về biển, kinh nghiệm về thời tiết, cách đối phó với bão giông, đồng thời là niềm tin tâm linh và việc thực hành thờ cúng cá Ông mà ngư dân xem như vị phúc thần của biển cả. Nghệ thuật diễn xướng trong hò Bả trạo cũng gắn liền với biển, đó là việc sử dụng các điệu hò biển, đội hình sắp theo dạng con thuyền, động tác chèo thuyền với đạo cụ là các mái chèo… Tâm thức về biển ẩn chứa trong hò Bả trạo chứng tỏ rằng cư dân vùng này từ lâu đã gắn bó với biển, có truyền thống đánh bắt trên biển và đã từng tiếp xúc với cá voi mà họ suy tôn là thần biển. Vì thế, hò Bả trạo góp phần chứng minh cho chủ quyền lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông vốn đang là một vấn đề nóng của quốc gia và khu vực hiện nay.

Từ khóa: Hò Bả trạo, tâm thức, văn hóa biển, cá Ông, lễ cầu ngư.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 6 (28) - 2016

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2016
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất
Thể lệ gửi bài
10/11/2021 1.880 lượt xem
Hội đồng biên tập
10/11/2021 1.485 lượt xem
Văn hóa học và nghiên cứu văn hóa
28/02/2024 1.313 lượt xem
Nghiên cứu văn hóa hôm nay
15/03/2024 1.234 lượt xem