VỀ NHẬN THỨC DU LỊCH CỦA KHÁCH DU LỊCH
VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG
TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THUỘC ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI, ĐÀ NẴNG, TIỀN GIANG
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
TS. Nguyễn Cao Đức
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch của Việt Nam đang diễn ra sôi động và tiếp tục đà tăng trưởng đầy ấn tượng (đã gần chạm ngưỡng 13 triệu lượt khách năm 2017) (1). Bên cạnh những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cũng như xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, hoạt động du lịch Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có nguyên nhân từ việc nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch ở nhiều địa phương còn hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong năm 2017, 2018 đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Bộ “Nghiên cứu văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch” đã tiến hành khảo sát thực tế nhận thức du lịch của các chủ thể tham gia hoạt động tại 3 địa bàn Lào Cai, Đà Nẵng, Tiền Giang. Các kết quả khảo sát được công bố trong công trình này cho thấy, các biểu hiện về nhận thức du lịch của khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến du lịch. Đây cũng chính là các căn cứ thực tiễn góp phần giúp nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức trong hoạt động du lịch của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Nhận thức, hoạt động du lịch, cộng đồng cư dân địa phương, khách du lịch.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 5 (39) - 2018
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục