MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM NHẠC VÀ MÚA TRONG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG: SỰ THỂ HIỆN ĐỨC TIN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ TỨ PHỦ
Trần
Ly Ly
Học viện Múa Việt Nam
Tóm tắt: Múa và âm nhạc trong nghi lễ lên đồng là hai bộ phận không thể thiếu, là nhạc đệm cùng với bài hát làm nền cho các động tác, cử chỉ trong diễn xướng lên đồng. Trong quá trình hầu đồng, ông đồng bà đồng múa, sử dụng các đạo cụ để thể hiện, diễn tả lại các huyền tích về các vị thánh. Múa lên đồng hay còn gọi là múa xuất thần diễn ra như là kết quả của cảm xúc tôn giáo mạnh mẽ. Các điệu múa bắt đầu lặng lẽ và sự phấn khích, dồn dập tăng dần đến sự thăng hoa, đến trạng thái bán ý thức, và thậm chí đạt tới độ vô thức ở người hầu đồng. Dựa trên quan sát tham dự các buổi hầu đồng, phỏng vấn cung văn, ông đồng bà đồng, và từ quan điểm âm nhạc dân tộc học và vũ đạo, bài viết sẽ phân tích sự tương tác trong nghi lễ lên đồng giữa âm nhạc và vũ điệu. Qua đó, làm rõ về sự tương tác giữa các loại hình nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong sự thể hiện đức tin của hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ của người Việt.
Từ khóa: Lên đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ, chầu văn, múa thiêng.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 6 (52) - 2020
Sách giấy: | 35.000đ 70.000đ | Thêm vào giỏ Mua ngay | |
Ebook: | 30.000đ 65.000đ | Thêm vào giỏ Mua ngay |
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục