Từ câu chuyện tình yêu đến cuộc đấu tranh giai cấp: tái cấu trúc và chính trị văn hóa của Sống Chụ Son Sao (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Thái ở Việt Nam

Ngày đăng: 17/04/2025 Lượt xem: 90
Mặc định Cỡ chữ

 

TỪ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

ĐẾN CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP:

TÁI CẤU TRÚC VÀ CHÍNH TRỊ VĂN HÓA

CỦA SÔNG CH SON SAO (TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU)

CỦA DÂN TỘC THÁI Ở VIỆT NAM

                                                  PGS.TS. Mukdawijitra, Yukti

Đại học Thammast, Thái Lan

Tóm tắt: Dựa trên nền tảng dân tộc học ngôn ngữ giao tiếp (“ethnography of speaking”), tôi sử dụng tư liệu điền dã dân tộc học, nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu văn học để tập trung vào truyện thơ dân gian của người Thái tên là Sống Chụ Son Sao (SCSS). Đó là một câu chuyện tình lãng mạn giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Tuy nhiên, đối với các nhà dân tộc học do chính phủ Việt Nam tài trợ, SCSS cho thấy những dấu hiệu về ý thức giai cấp đã xuất hiện ở các dân tộc. Từ cuối những năm 1950, chính phủ Việt Nam đã tài trợ cho các học giả để nghiên cứu và dịch truyện thơ này sang tiếng Việt.

Một số phiên bản của SCSS đã được xuất bản. Hiện nay, một đoạn trích của SCSS được chọn để phân tích trong sách giáo khoa dạy học sinh trung học. Tôi tranh luận rằng SCSS là một ví dụ về các tạo tác văn hóa dân tộc, tạo ra tính “chủ quan” (Foucault 1978; Butler 1997) của cả người dân tộc và quốc gia Việt Nam. Mặc dù thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa mạnh mẽ, Việt Nam đã liên tục tái sinh và  điều chỉnh phù hợp các phong tục tập quán văn hóa tộc người. Chính sách văn hóa này là một kỹ năng quản trị của nhà nước trong việc làm phù hợp hóa văn hóa tộc người để tạo ra các đề tài mang tính dân tộc. Dù sao chăng nữa, chính sách này cung cấp điều kiện cho các dân tộc để bảo tồn bản sắc và văn hóa của họ. Vì vậy, bài viết này nhằm làm sáng tỏ sự hiểu biết về mối quan hệ giữa nhà nước - quốc gia và các tộc người thiểu số thông qua việc tái bối cảnh hóa và chính trị văn hóa của một câu chuyện tình yêu.

Từ khóa: Sống Chụ Son Sao, đấu tranh giai cấp, tác phẩm văn học, người Thái, Việt Nam.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 1 (53) - 2021



Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học số 1 (53)

Năm phat hanh: 2021
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất