DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH,
TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ TỔNG THỂ
GS.TS. Nguyễn Chí Bền*
PGS.TS. Phạm Lan Oanh**
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Tóm tắt: Tiến trình nghiên cứu Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã trải qua chặng đường hơn một trăm năm. Các nhóm tác giả: Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc; Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý; Lê Danh Khiêm và các cộng sự, Hoàng Chương và các cộng sự cùng các tác giả: Hồng Thao, Nguyễn Trọng Ánh, Lâm Minh Đức, Lauren Meeker v.v... những năm qua đã công bố nhiều công trình có giá trị về Dân ca quan họ Bắc Ninh từ các góc tiếp cận khác nhau. Trong bài viết này, bước đầu chúng tôi nhìn lại các công trình đã tiếp cận Dân ca quan họ Bắc Ninh theo từng thành tố: âm nhạc, văn học dân gian, dân tộc học, văn hóa học (làng và nghệ nhân, không gian văn hóa, tư duy của chủ thể sáng tạo v.v…), đồng thời xem xét Dân ca quan họ Bắc Ninh mang tính chất nguyên hợp của một hiện tượng văn hóa dân gian, một hiện tượng tổng thể để vận dụng lý thuyết tổng thể từ đó, phân tích, nhìn nhận các giá trị của một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ tháng 9 năm 2009.
Từ khóa: Tổng thể, lý thuyết hệ thống, cách tiếp cận, hiện tượng văn hóa.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (42) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục