Cơ sở của văn hóa: biểu tượng

Ngày đăng: 04/12/2024 Lượt xem: 60
Mặc định Cỡ chữ

 

CƠ SỞ CỦA VĂN HÓA: BIỂU TƯỢNG

Leslie A. White - Beth Billingham

 

Con người là một động vật. Nhưng con người “không chỉ là một động vật”. Con người là khác thường. Trong số tất cả cỏc loài,  thỡ con người cú một khả năng, vỡ nhu cầu về một thuật ngữ hay hơn, chúng ta gọi là khả năng diễn tả bằng biểu tượng. Khả năng diễn tả bằng biểu tượng là có thể tựy ý và được thoải mái tạo nên, quyết định và ban cho các sự vật và sự kiện những ý nghĩa ở thế giới bờn ngoài và khả năng để hiểu thấu những ý nghĩa này. Những ý nghĩa này khụng thể được hiểu hay cảm nhận bằng các giác quan. Chẳng hạn như, nước thánh không phải là thứ nước giống như nước thường. Nó có một giá trị làm cho nó khác với nước thường, và giá trị này có ý nghĩa đối với hàng triệu người. Vậy nước thường trở thành nước thánh như thế nào? Câu trả lời thật giản đơn: con người ban cho nước nghĩa này và quyết định ý nghĩa của nú.  Tất nhiên những người khác có thể hiểu được ý nghĩa này. Bởi vỡ nếu mọi người không hiểu được thỡ ý nghĩa đó chẳng có giá trị gỡ đối với họ. Vỡ vậy, diễn tả bằng biểu tượng bao gồm sợ thấu hiểu, sự tạo nên và ban cho cỏc ý nghĩa.

Nhưng như chúng ta đó thấy, những ý nghĩa bao hàm trong sự diễn đạt bằng biểu tượng thỡ khụng thể thấu hiểu và cảm nhận bằng cỏc giỏc quan. Người ta không thể phân biệt nước thánh với nước thường bằng các giác quan như nếm, ngửi, nhỡn hay sờ, cũng không thể phân biệt bằng bất kỳ phương pháp phân tích vật lý hay húa học nào khỏc. Tuy nhiờn sự khỏc biệt là cú thực. Con người khụng nờn ngây thơ gạt bỏ những thứ như những điều bịa đặt đơn thuần của sự tưởng tượng và do đó là không có thật. Sau cùng thỡ chẳng cú cỏi gỡ thật hơn là một ảo giác.

Chúng ta cùng bắt đầu với vài ví dụ về diễn đạt bằng biểu tượng hay các sản phẩm của sự diễn đạt bằng biểu tượng. Tôi có được một khối cacbonat canxi ở một làng người da đỏ Bắc Mỹ, ít nhất thỡ đó là tên mà nhà địa chất học thường gọi. Nhưng nó không chỉ là một khối cacbonat canxi. Nú là hiện thõn của sức mạnh siờu nhiờn, nú là một nguồn sức mạnh siờu nhiờn mà người da đỏ Bắc Mỹ có thể nhờ cậy đến và sử dụng để làm mọi thứ. Khi đó nó không chỉ là một khoỏng vật, nú cũn là một linh vật và như vậy nó đó cú một ý nghĩa thực sự đối với người dân da đỏ. Một lần nữa ở đây người ta không thể thấu hiểu hay lý giải ý nghĩa của nú bằng các giác quan hay bằng bất kỳ phương pháp phân tích khoáng vật học nào. Người da đỏ đó tự ý và thoải mỏi ban cho nú ý nghĩa này. Và khả năng để tạo nên và ban cho các ý nghĩa khụng thuộc về giác quan cũng là một khả năng để thấu hiểu chúng.

í nghĩa cú thể được ban cho các hành động. “Bạn lêu lêu chế nhạo chúng tôi phải không?”, một nhõn vật trong Romeo và Juliet (hồi 1, cảnh 1) hỏi. Vậy điệu bộ này có nghĩa là gỡ?  Cho dự nú cú thể cú nghĩa là gỡ đi chăng nữa, thỡ nú thực chất khụng chỉ là điệu bộ mà điệu bộ đó đó được ban cho một ý nghĩa. Và cũng giống như trường hợp của nước thánh và linh vật, ý nghĩa đó không thể được nắm bắt bằng các giác quan.

Sự diễn đạt bằng biểu tượng có thể tỡm thấy ở cỏc mầu sắc, cỏc đồ vật và cỏc hành động. Đỏ có thể là mầu của “một biểu hiện can đảm” hay của một hệ tư tưởng khụng phải tư bản chủ nghĩa và của tổ chức xó hội. Đen không nhất thiết là màu của đồ tang, trong một số dõn tộc thổ dõn Úc thỡ trắng mới chớnh là màu của đám tang. í nghĩa cũng cú thể tự do thoải mỏi ban cho cỏc õm, cho sự hoỏn vị và kết hợp cỏc õm và cho cỏc dấu hiệu biểu thị cỏc õm này. Vỡ vậy chỳng ta có lời nói lưu loát và chữ viết theo thứ tự a - bờ - xờ (a - b - c). Vậy sự kết hợp của cỏc õm see (nhỡn) nghĩa là gỡ? Cõu trả lời là về bản chất chẳng là gỡ cả.  Nhưng nó cũng có thể có nghĩa gỡ đó: một hành động thuộc thị giác; quyền xột xử của một giỏm mục; hoặc, như trong tiếng Tây Ban Nha, là yes (võng). Trong một ngụn ngữ khỏc nú cũng cú thể nghĩa là “múng chõn của con cỏo”, “vắt sữa cừu”, “trong một tư thế nằm”, hay một nghĩa nào khỏc nữa. Một con vật nào đó có thể được gọi là dog (con chú) bằng một ngụn ngữ, là perro bằng ngụn ngữ khỏc, là deeya (Keres) bằng ngôn ngữ khác và tất nhiên chúng ta đều hiểu. Thực chất không có mối quan hệ nào giữa đồ vật và các âm  được định ra.

Chúng ta có thể đặt ra từ mới: doko. Vậy doko nghĩa là gỡ? Trong và bản thân từ đó không có nghĩa là gỡ những chúng ta có thể làm cho nó có nghĩa là bất cứ điều gỡ chỳng ta muốn: “hạt của quả nho”, “kộo thựy tai trỏi của bạn bằng ngún cỏi và ngún trỏ bàn tay trỏi của bạn”, “cú hỡnh chữ nhật”, hoặc “ tất cả những người Caucasia có tóc đỏ bầu phiếu dân chủ, chơi clarinét và không thích cây cà tím”. “Từ mới nghĩa là những gỡ mà tôi muốn chúng biểu đạt”, Humpty Dumpty đó núi với Alice như vậy với sự nhấn mạnh “khụng cú gỡ nhiều hơn, cũng  chẳng cú gỡ ít hơn” và điều đó là như vậy với tất cả ngôn ngữ. í nghĩa của cỏc từ, núi hay viết, khụng phải vốn cú trong nú và vỡ thế khụng thể được hiểu bằng cỏc giỏc quan. Ý nghĩa đó được tạo ra một cách tự do thoải mỏi cho cỏc từ và chỉ có thể được hiểu bởi khả năng diễn đạt bằng biểu tượng của con người.

Chúng ta có một nhóm các hiện tượng – sự vật, hành động, âm, mầu sắc  v.v… – đó là sản phẩm của một kiểu hành vi: diễn đạt bằng biểu tượng. Chính nhóm các sự vật và sự kiện này đó phõn biệt con người với các loài sống khác. Những hiện tượng này cấu thành cỏc chất liệu mà nhờ đó mà mọi nền văn minh, văn hóa  được tạo nờn. Ngay cả khoa học vẫn chưa có một cái tên cho chúng, điều này là một thực tế đáng lưu tõm vỡ thói quen thâm căn cố đế của khoa học là phân loại và đặt tên các sự vật. Lý do cho điều này, trong mọi khả năng, là các khoa học về  người và về người với tư cách là một con người thỡ vẫn cũn mới mẻ, non nớt và vẫn chưa vật lộn với các nguyên tắc cơ bản tại một số điểm. Nhưng chúng ta cần một cái tên cho nhóm các hiện tượng vụ cựng quan trọng này, và symbolate đó được đề xuất như một cái tên thích đáng và phự hợp (1). Điều này được làm với một chỳt khác biệt và thậm chí náo động, bởi vỡ đặt ra thuật ngữ mới là một công việc mạo hiểm: đôi khi chúng mang lại sự chế nhạo lên đầu một người (như trường hợp tạo ra từ mới culturology  - văn hóa học); một kết quả như vậy có thể chết non hay chết khi cũn trứng nước (như trường hợp từ sophiology của J.W.Powell  hay chủng tộc Ganowanian của L.H. Morgan). Nhưng trong việc tạo ra từ mới này (symbolate), tôi đó được chỉ dẫn bởi tiền lệ: nếu sản phẩm của isolatingisolate thỡ tại sao sản phẩm của symboling khụng phải là symbolate? Symbolate có thể được định nghĩa/xỏc định như một sản phẩm của symboling, hay một sự vật hoặc sự kiện dựa trờn symboling. Có thể đặt câu hỏi, tại sao lại sử dụng từ symboling (diễn đạt bằng tượng trưng/ biểu tượng) thay cho từ  symbolizing (biểu tượng hóa)? Biểu tượng hóa không có nghĩa tương tự hay sao? Câu trả lời là không. Biểu tượng hóa (symbolizing) nghĩa là “miêu tả… bằng một biểu tượng; như một vầng hào quang xung quanh cây thánh giá tượng trưng cho Chúa Giêxu. í nghĩa này được tạo nên do việc sử dụng. Cũn nghĩa của symboling (diễn đạt bằng tượng trưng/ biểu tượng) là hoàn toàn khác. Như chúng ta đó thấy, nú cú nghĩa là: “tạo nên, quyết định và ban cho các sự vật và sự kiện những ý nghĩa và hiểu được những ý nghĩa này”. Những ý nghĩa này khụng thể hiểu được bằng các giác quan. Diễn đạt bằng biểu tượng (symboling) là một kiểu hành vi (2) và đến tận bây giờ khoa học vẫn chưa có một cái tên cho nó. Tất nhiên có thể symboling - tên cho kiểu hành vi này chưa phải là cái tên hay nhất và phù hợp nhất, tuy nhiờn bấy lõu nay chưa có cái tên nào hay hơn được đề xuất. Chúng ta đó chọn symbol (hơn là để đặt tên một từ mới hoàn toàn, chẳng hạn như totak) bởi vỡ nú là từ đó được tạo nên trong ngôn ngữ tiếng Anh, nờn khụng cú mạo hiểm vỡ bị hiểu nhầm hay chết yểu khi cú thể cú một từ mới là totak. Hơn nữa, symbol đó cú một nghĩa liờn quan đến một hiện tượng mà chúng ta đang nói đến. Và rất bỡnh thường khi trong tiếng Anh chúng ta sử dụng một từ vừa là danh từ vừa là động từ như: hammer (búa và đập bằng búa), rope (dõy thừng và buộc bằng dõy thừng), wate (nước và tưới nước), comb (cái lược và chải tóc), v.v... Thậm chớ chỳng ta cú những câu như: “he flied to left field” (anh ta đó bay đến cánh đồng bên trái) và “Quaker State your car”. Như vậy, trong việc sử dụng từ symbol như một động từ thỡ chỳng ta cũng khụng vi phạm tới bất kỳ quy tắc nào trong tiếng Anh.

Đến đây, nảy sinh vấn đề là: “Vậy thỡ khả năng diễn đạt bằng biểu tượng của loài chuột và tinh tinh thế nào? Có rất nhiều ví dụ trong đó các nhà tâm lý học nổi tiếng miờu tả hành vi của những động vật này dưới dạng các biểu tượng”. Sự thật là một số nhà tõm lý học đó sử dụng cỏc thuật ngữ như “biểu tượng” và  “khả năng dùng biểu tượng” trong việc miêu tả hành vi của một số loài động vật không phải loài người. Những cái gọi là biểu tượng này là những thứ như loài chuột trắng phản ứng tốt đối với những hỡnh tam giỏc màu xanh lỏ cõy; hoặc loài khỉ không đuôi sử dụng thẻ quân bài màu đỏ và xanh trong các thí nghiệm “chimp-o- mat”. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật mà nói, đây không phải là symbol (biểu tượng) mà là sign (dấu hiệu). Dấu hiệu là một thứ để chỉ một cái gỡ đó: những đám mây đen là dấu hiệu của mưa; những dấu chân của loài động vật có vú trong chuồng gà mái nhà tôi có nghĩa là một động vật ăn thịt đó vào chuồng; một lỏ cờ kiểm dịch mầu vàng là dấu hiệu của một bệnh truyền nhiễm và v.v... Cú hai loại dấu hiệu: 1/ những dấu hiệu với nghĩa vốn cú trong chúng và bối cảnh tương ứng như trong trường hợp những đám mây mưa bóo và những dấu chõn của động vật ăn thịt như trên, và 2/ những dấu hiệu khụng cú nghĩa bên trong chúng như trường hợp lá cờ kiểm dịch mầu vàng. Ở trường hợp trước tất nhiờn chỳng ta cú thể hiểu ý nghĩa bằng cỏc giỏc quan: tụi nhỡn thấy những dấu chõn và chỳng là dấu chõn của con cỏo chứ khụng phải của con gà. Nhưng ở trường hợp sau, ý nghĩa cũng có thể hiểu được bằng các giác quan: con chuột phân biệt được tam giác màu đỏ với tam giác màu xanh lá cây; loài tinh tinh phân biệt được quõn bài màu đỏ và xanh bằng hệ thống cơ quan thị giác của nó. í nghĩa của dấu hiệu được hiểu bằng các giác quan cũn ý nghĩa của biểu tượng thỡ khụng thể hiểu được bằng các giác quan.

Nhưng cũng có thể có người tranh luận rằng ý nghĩa của một số dấu hiệu vốn khụng nằm bờn trong chỳng bằng ý nghĩa vốn cú trong các biểu tượng. Vậy thỡ một mặt, sự khỏc nhau giữa những tam giác xanh lá cây và những quân bài màu đỏ là gỡ và mặt khỏc, sự khỏc nhau của cỏc từ (như biểu tượng) là gỡ?

Đúng là ý nghĩa của cỏc hỡnh tam giỏc màu xanh lỏ cõy và những quõn bài màu đỏ vốn không có bên trong cấu trúc vật chất của chúng. Nhưng chúng đó được nhận dạng với cỏc hỡnh thức vật chất tương ứng thông qua kinh nghiệm và vỡ vậy cú thể hiểu được bằng các giác quan. Chúng ta đó sỏng tạo nờn từ doko và cho nú nghĩa là “Jump” (bước nhảy, nhảy). Ban đầu, nghĩa này không thể hiểu được bằng các giác quan như người Aztec (thổ dõn ở miền Trung và miền Nam Mờhicụ thế kỷ thứ XIV và XV) cú thể hiểu từ santo trong lời núi của kẻ xõm chiếm Tõy Ban Nha bằng cỏc giỏc quan của họ. Nhưng sau nhiều lần sử dụng lặp đi lặp lại, nghĩa của từ doko được nhận ra với hỡnh thức tự nhiên của nó và từ đó trở đi có thể hiểu được bằng các giác quan: chúng ta phân biệt doko với poko. “Bạn đó núi pig hay fig? Cheshire Cat (Mèo cười)  trong tỏc phẩm Alice lạc vào xứ thần tiờn của Lewis Carroll) hỏi Alice bởi nú khụng nghe rừ. Biểu tượng trở thành dấu hiệu thông qua kinh nghiệm, như một kết quả của việc sử dụng lặp đi lặp lại.

(Chúng ta đó chỉ ra trờn đây rằng một biểu tượng là một tổ hợp gồm hai thứ: nghĩa và cấu trúc tự nhiên, ví dụ một đồ vật, một hành động, một mầu sắc hay một õm. Hỡnh thức hay cấu trỳc tự nhiờn là một phương tiện mà nhờ đó ý nghĩa được truyền tải. Một biểu tượng phải có một cấu trúc tự nhiên nếu không nó sẽ không thể đi vào kinh nghiệm của chúng ta trừ khi chỳng ta sẵn sàng cụng nhận giả thuyết về thần giao cỏch cảm. Nhưng trong diễn đạt bằng biểu tượng, cấu trúc tự nhiên của biểu tượng thỡ hiểu được cũn ý nghĩa thỡ khụng).

Trong một hành vi theo thói quen (lặp đi lặp lại) của con người các từ có chức năng như các dấu hiệu hơn là các biểu tượng. “Halt” (dừng lại) là một dấu hiệu đối với một người lính giống như “whoa” (dừng lại) đối với một con ngựa, hay những hỡnh tam giỏc màu xanh lỏ cõy có thể là dấu hiệu đối với một con chuột màu trắng, những quân bài màu đỏ là dấu hiệu đối với con tinh tinh. í nghĩa của chỳng có thể hiểu được bằng các giác quan.

Có một sự khác nhau căn bản nữa giữa các biểu tượng của con người với các dấu hiệu của loài chuột và tinh tinh. Tất nhiên, đúng là ý nghĩa của cỏc hỡnh tam giỏc màu xanh lỏ cõy và những quân bài màu đỏ vốn không có trong chúng; và đúng là ý nghĩa được tạo nên và ban cho chúng một cách tùy ý và tự do. Tuy nhiờn, khụng phải là loài chuột hay tinh tinh tạo nờn hay ban cho ý nghĩa mà do chớnh người làm thí nghiệm tạo nên. Chuột và tinh tinh có thể có được những ý nghĩa này nhưng chúng không thể tạo nên và ban cho các ý nghĩa đó. Sự khác nhau là cơ bản.

“Loài chó có thể hiểu được từ ngữ và cụm từ” như Darwin quan sát (3) và sự thật là như vậy. Little Gue, con tinh tinh trong thớ nghiệm của Kelloggs (4) biết và hiểu nhiều từ và cụm từ một lúc hơn Donald - cậu con trai bé của Kellogg. Nhưng chó và khỉ không đuôi chỉ hiểu các từ ngữ như những dấu hiệu chứ không phải như những biểu tượng.

Nếu một nhà khoa học nổi tiếng muốn sử dụng từ biểu tượng để miờu tả hành vi của loài chuột và tinh tinh thỡ anh ta cú sai khụng? Có phải anh ta không có quyền sử dụng từ này theo cách như chúng ta làm tương tự? Dĩ nhiên là nhà khoa học “có quyền” sử dụng từ symbol đúng như anh ta thích. í nghĩa của cỏc từ vốn khụng nằm trong chỳng; ý nghĩa được quyết định, tạo nên qua việc sử dụng. Nhưng nếu nhà khoa học sử dụng từ symbol để miêu tả hành vi của những động vật không phải loài người, thỡ anh ta sẽ sử dụng thuật ngữ nào để định rừ cỏi chỉ dành riờng và duy nhất cho con người? Chúng ta đang phải đối đầu với hai loại hành vi khác nhau căn bản, một loại là ý nghĩa được hiểu không bằng các giác quan và một loại là bằng các giác quan. Chỳng ta cần cú cỏc từ ngữ để phân biệt hai loại hành vi này, và chỳng ta sử dụng từ symbol (biểu tượng) và sign (dấu hiệu) tương ứng cho hai loại hành vi này.

Điều này lại dẫn đến một câu hỏi nữa: vậy thỡ một từ (a word) là một biểu tượng hay một dấu hiệu? Câu trả lời là cái đó cũn tựy. Một cái mền chăn của thổ dân Bắc Mỹ có phải là một mẫu vật khoa học, một sản phẩm thương mại hay một tác phẩm nghệ thuật? Cái mền chăn của thổ dân Bắc Mỹ là cái mền chăn của thổ dân Bắc Mỹ. Nú trở thành một  hàng húa trong một bối cảnh và là mẫu vật khoa học trong một bối cảnh khỏc. Và với cỏc từ cũng vậy. Một từ là một từ. Trong một bối cảnh, trong một kiểu hành vi thỡ một từ lại cú chức năng như một biểu tượng, trong một bối cảnh khác, nó lại có chức năng như một dấu hiệu. Đó là câu chuyện về bối cảnh chứ khụng phải của bản thõn sự vật.

Cỏi gỡ làm cho con người có thể diễn đạt bằng biểu tượng?  Tại sao loài khỉ không đuôi lại không thể? Câu trả lời có phải đó được thấy trong kích thước hay cấu trúc của nóo người và nóo khỉ khụng đuôi? Câu trả lời là chúng ta gần như không biết gỡ về cấu trúc hệ thần kinh của sự diễn đạt bằng biểu tượng. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về nóo người và nóo khỉ cú thể cho chỳng ta thấy vỡ sao nóo người có thể diễn đạt bằng biểu tượng và vỡ sao nóo khỉ lại khụng thể. Vỡ con người có đặc điểm là cú bộ nóo rất lớn so với nóo của khỉ, và bởi vỡ nóo trước của người lại đặc biệt phỏt triển nờn chỳng ta cú thể suy luận một cỏch hợp lý là những thực tế này là rất thớch đáng cho khả năng diễn đạt bằng biểu tượng. Tuy nhiên thực sự thỡ điều này cũng chưa nói được gỡ nhiều. Tất cả những gỡ hiện nay chỳng ta cú thể núi là quỏ trỡnh tiến húa núi chung và quỏ trỡnh tiến húa  của hệ thần kinh núi riờng trong động vật linh trưởng là đó sinh ra cơ chế diễn đạt bằng biểu tượng của hệ thần kinh. Mặc dự chỳng ta biết rất ớt về sự giải phẫu việc diễn đạt bằng biểu tượng, nhưng chúng ta biết rất nhiều về những tiền lệ thuộc hành vi của diễn đạt bằng biểu tượng. Chúng ta có thể tỡm thấy sự tiến húa của trớ tuệ từ cấp thấp nhất của những sinh vật giản đơn và sớm nhất, thông qua các giai đoạn liên tục cho tới khi đạt đến cấp độ diễn đạt bằng biểu tượng của con người. Và điều này giúp chúng ta rất nhiều để hiểu được quá trỡnh mà nhờ đó khả năng diễn đạt bằng biểu tượng đó được hỡnh thành.  Vỡ chỳng ta đó thấy quỏ trỡnh tiến húa này trong một bài tiểu luận (5) nờn chỳng ta sẽ không nhắc lại hay tóm tắt nó ở đây.

Chỳng ta cú thể núi gỡ về việc chuyển húa từ trước khi thành người đến con người hiện nay (pre-man to man), từ một động vật linh trưởng chưa có văn hóa và khả năng diễn đạt bằng biểu tượng tới một động vật có văn hóa và khả năng diễn đạt bằng biểu tượng? Trước tiên chúng ta phải lưu ý rằng diễn đạt bằng biểu tượng chưa từng tồn tại trong số các hỡnh thỏi của sự sống trờn hành tinh này cho tới khi con người xuất hiện; ít nhất chúng ta chưa từng có chứng cứ nào về điều này trước khi cú loài người. Tổ tiên trước loài người gần nhất của con người cũng không thể diễn đạt bằng biểu tượng (theo định nghĩa). Việc chuyển hóa từ chỗ không thể đến có thể diễn đạt bằng biểu tượng là từ từ, hay bất ngờ và đột ngột? Chúng ta rất biết ơn khi nói rằng việc đó là đột ngột. Không có các cấp độ về sự diễn đạt bằng biểu tượng; một sinh vật hoặc có khả năng hoặc không có khả năng diễn đạt bằng biểu tượng. Không có các giai đoạn trung gian giữa không diễn đạt bằng biểu tượng và diễn đạt bằng biểu tượng. Tất nhiên nhiều thay đổi là bất ngờ và đột ngột diễn ra trong tự nhiờn: sự nở trứng của một con chim, việc sinh nở của một động vật có vú (sự tỏch rời của dõy rốn), việc đóng băng của nước, việc bốc hơi của nước và v.v... Vỡ thế chỳng ta phải nghĩ tới một quỏ trỡnh lõu dài về sự tiến húa của cỏc động vật có vú bậc cao, đặc biệt về các khía cạnh thuộc về hệ thần kinh cho tới khi đạt tới một cái ngưỡng nhất định: độ chín của khả năng diễn đạt bằng biểu tượng. Và khi đạt tới ngưỡng này, thỡ hoàn toàn cú thể biểu đạt một cách đầy đủ dưới nhiều hỡnh thức: bằng lời núi, điệu bộ, cử chỉ hành động và bằng các đồ vật.

Chúng ta có thể quan sát sự chuyển biến từ giai đoạn trước khi diễn đạt bằng biểu tượng tới khi diễn đạt bằng biểu tượng như ngày hôm nay ở những đứa trẻ cũn ẵm ngửa. Một đứa bé không thể diễn đạt bằng biểu tượng khi mới sinh hay trong những tháng đầu sơ sinh. Nó có một khả năng tiềm tàng để diễn đạt bằng biểu tượng, nhưng tiềm tàng này không được thấy cho tới khi đứa bé được nhiều tháng tuổi. Và khi một cái ngưỡng đạt tới trong quá trỡnh phỏt triển của đứa bé, khả năng diễn đạt bằng biểu tượng phát triển đủ để thấy được biểu đạt công khai trong hành vi. Đại khái là việc thay đổi là bất ngờ và đột ngột. Trong thí nghiệm của Kelloggs như đó núi trờn đây (6) người ta quan tâm nhiều tới vấn đề về lời nói lưu loát.

Nhiều nỗ lực đó được bỏ ra để dạy nói cho một con tinh tinh nhỏ. Nhưng kết quả là con tinh tinh không hề tiến bộ và không thể nói được. Cũn Donald, đứa trẻ homo sapiens (người hiện đại) cũng không thể nói được trong những tháng đầu của cuộc thí nghiệm, thậm chớ cũn hiểu cỏc từ và cụm từ như những dấu hiệu kém hơn con tinh tinh nhỏ đó. Nhưng khi Donald đạt đến một tuổi nhất định, khả năng diễn đạt bằng biểu tượng tiềm tàng của cậu bộ được nhận ra và biểu đạt bằng hành vi công khai. Từ đó trở đi, cậu bé tiến bộ rất nhanh trong việc trở thành có tính người, trong khi con tinh tinh Gua vẫn giữ ở mức độ không phải loài người.

Trường hợp của Helen Keller cũng là một tư liệu cung cấp thụng tin. Helen hoàn toàn bị điếc và mự do một bệnh từ hồi bộ. Khi cũn nhỏ, cụ bộ bị cắt đứt và cách biệt với con người do bị mù và điếc. Năm bảy tuổi, theo quan điểm về kiểu hành vi thỡ cụ bộ vẫn khụng là con người. Cô bé không thể sử dụng khả năng tiềm tàng của mỡnh để diễn đạt bằng biểu tượng. Cô bé chỉ có thể giao tiếp bằng các dấu hiệu chứ không phải bằng biểu tượng. Cô bé không thể nói lưu loát. Cô bé bị loại ra khỏi toàn bộ các khái niệm, ý nghĩa, tư tưởng, giá trị và hành động của con người. Sau đó, nhờ sự kiên nhẫn và kỹ năng của Ann Sullivan - giáo viên của cô bé, đó dạy Helen và Helen đó cú thể giao tiếp với thế giới của con người thông qua lời nói lưu loát, diễn đạt bằng biểu tượng và cô bộ đó trở thành một con người. Việc chuyển biến không đột ngột mà gần như tức thỡ. Nhật ký của Helen và cụ giỏo Sullivan đó cho chỳng ta một sự miờu tả sinh động về sự kiện này.

Trong vũng ba tuần cụ giỏo Sullivan đó dạy cho Helen 18 danh từ và 3 động từ, giải thớch rừ ràng bằng tay. Helen lẫn lộn cỏc dấu hiệu của từ “mug” (cái ca) và “water” (nước) bởi vỡ cả hai từ đều liên quan đến việc uống. Để cố gắng làm sáng tỏ sự lẫn lộn này, cô giáo Sullivan đó dẫn Helen ra cỏi bơm nước trong vườn. Cô giáo ghi lại rằng: “Tôi bắt Helen một tay cầm cái ca dưới vũi trong khi tụi bơm nước. Khi nước lạnh phun về phía trước làm đầy cái ca, tôi giải thích “nước” vào bàn tay cũn lại của Helen. Từ “nước” được phát ra rất gần với cảm giác bị nước lạnh xối vào bàn tay của Helen hỡnh như làm cô ấy giật mỡnh. Cụ bộ đánh rơi cái ca và đứng sững sờ. Một ánh sáng mới xuất hiện trên khuôn mặt của cô bé. Cô bé đánh vần từ “nước” vài lần. Sau đó cô bé để nước rơi xuống mặt đất và hỏi tên  rồi chỉ vào cái bơm và giàn giáo rồi đột nhiên xoay vũng lại hỏi tờn tụi….. Chỉ sau vài giờ cụ bộ đó bổ sung thờm 30 từ mới vào vốn từ của cụ ấy" (7).

Miêu tả trải nghiệm tương tự, Helen viết: “Chúng tôi đi dạo theo một con đường để đến một ngôi nhà sung túc hấp dẫn bởi mùi hương của cây kim ngân. Có ai đó đang múc nước và cô giáo đặt bàn tay tôi dưới cái vũi. Khi dũng nước phun ra xối vào một bàn tay, cô ấy đánh vần từ “nước”, lúc đầu chậm, sau nhanh. Tôi đứng sững người, tập trung toàn bộ vào sự di chuyển các ngón tay của cô giáo. Bỗng nhiên tôi cảm thấy một trạng thái mơ hồ về một cái gỡ đó bị lóng quờn - một cảm giác về tư duy  đang quay trở lại, và vỡ một lý do chưa biết, điều huyền bí về ngôn ngữ đó lộ ra với tụi. Sau đó tôi hiểu rằng “nước” nghĩa là một thứ gỡ đó mát mẻ tuyệt vời đó chảy lờn bàn tay tụi. Cái từ sinh động đó đó thức tỉnh tõm hồn tụi, cho tụi ỏnh sỏng, hy vọng và niềm vui” (8). 

Như vậy, Helen đó thay đổi ngay lập tức từ một sinh vật không diễn đạt bằng biểu tượng thành một con người.

Và như vậy, chúng ta có thể tin rằng điều đó xảy ra với sinh vật trước khi thành người và con người.  Qua nhiều năm, khả năng diễn đạt bằng biểu tượng của con người được phát triển theo quá trỡnh tiến húa của thần kinh. Cuối cựng khi đạt tới một cái ngưỡng, khả năng đó không cũn là tiềm tàng nữa và cuối cựng được nhận ra. Giống như nước được đun nóng dần dần cuối cùng đạt đến điểm sôi. Sau đó,  một cách bất ngờ và đột ngột, nó chuyển sang một thứ khác: hơi nước.

Một khi khả năng diễn đạt bằng biểu tượng chớn muồi và có được sự biểu đạt, thỡ việc tạo ra và hỡnh thành nền văn hóa mới bắt đầu. Và sau một thời gian khụng lõu, chúng ta có thể tin rằng, tất cả các nhóm người đều có một nền văn hóa hoàn chỉnh, mặc dù cũn thụ, giản đơn và nghèo nàn. Điều này để nói rằng mỗi nền văn hóa đều bao gồm lời nói lưu loát, tín ngưỡng có thể được diễn đạt bằng lời nói, phong tục, quy ước, công cụ, đồ dùng, đồ trang trí và có thể quần áo. Chúng ta có thể hỡnh thành một ý niệm nào đó về các nền văn hóa sớm nhất chắc chắn phải là gỡ bằng cỏch quan sỏt những nền văn hóa nguyên thủy nhất mà khoa học đó biết như các nền văn hóa của thổ dân Úc và Tasmania (9). Tất nhiờn những nền văn hóa đó khó có thể là cổ xưa nhất và vẫn cũn ở cấp độ của con người. Chúng ta cũng không nói rằng những nền văn hóa đầu tiên của loài người giống với văn hóa của thổ dân Úc một cách tường tận, hay đó là những nền văn hóa đó được phát triển cao như những nền văn hóa thổ dân Úc. Chúng ta chỉ nói rằng những nền văn hóa nguyên thủy nhất được biết đối với khoa học thế kỷ thứ XIX giỳp chỳng ta hỡnh thành một bức tranh hiện thực về những nền văn hóa sớm nhất của loài người.

 Túm lại: như vậy chúng ta đó nghiờn cứu về con người với tư cách là một động vật và với tư cách là một con người. Chúng ta đó miờu tả và định rừ những cỏi chỉ dành riêng cho con người tách khỏi tất cả các động vật khác. Khả năng diễn đạt bằng biểu tượng đó được phân tích và minh họa và nó khác với hành vi dấu hiệu. Kết quả của việc diễn đạt bằng biểu tượng là sự làm cho có tính người của các cá nhân đồng thời là nguồn gốc và sự phát triển của các nền văn hóa./.

L.A.W - B.B

(Nguyễn Thị Thu Hường dịch từ bản tiếng Anh The concept of culture (Khái niệm văn hóa),

xuất bản bởi Cụng ty Minneapollis Minesota, USA, 1973, tr. 1-8)

______________________

1. White L.A (1959), The concept of culture (Khỏi niệm văn hóa), Nhà nhõn học Mỹ, 50, tr. 231.

2. White L.A (1962), Symbolity: a kind of behavior (Diễn đạt bằng biểu tượng: một kiểu hành vi), Tạp chớ Tõm lý học, số 53, tr. 311-317.

3. Darwin. C (1871), The descent of man (Nguồn gốc của loài người), chương 3, London, John Murray.

4. Kellogg W.N và L. A. Kellogg (1933), The ape and the child (Khỉ không đuôi và đứa bé), New York, Mc Graw-Hill.

5. White L.A (1960), Four stages in the evolution of minding (Bốn giai đoạn trong sự tiến hóa của trí tuệ), trong Evolution after Darwin II (Sự tiến húa sau Darwin II); The evolution of man (Sự tiến hóa của loài người), S Taxed Chicago, Trường Đại học Chicago xuất bản.

6. Kellogg W.N và L. A. Kellogg (1933), tlđd.

7. Keller. H (1903), The story of my life (Câu chuyện về cuộc đời tôi), New York, Doubleday, Page 8,  tr. 316.

8. Keller. H (1903), tlđd, tr. 23.

9. Tylor. E.B (1893), On the Tasmanians as representative of paleolithic man (Về người Tasmania đại diện của người thời kỳ đồ đá cũ), Tạp chớ Nhõn học Hoàng gia, Viện Nghiờn cứu Anh quốc và Ailen, số 23, tr. 141-152.

 

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (18) - 2015

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học số 2 (18)

Năm phat hanh: 2015
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất
Thể lệ gửi bài
10/11/2021 2.286 lượt xem
Nghiên cứu văn hóa hôm nay
15/03/2024 1.957 lượt xem
Văn hóa học và nghiên cứu văn hóa
28/02/2024 1.757 lượt xem
Hội đồng biên tập
10/11/2021 1.657 lượt xem