BẢO TỒN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
TÂY NGUYÊN: MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI
PGS.TS. Đặng Hoài Giang
Trường Đại học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Kể từ khi được UNESCO vinh danh là kiệt tác truyền khẩu, di sản phi vật thể của nhân loại vào năm 2005, nhiệm vụ bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã và đang gặp nhiều thách thức. Lựa chọn hướng tiếp cận tổng thể, trên cơ sở minh định lại khái niệm không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, thông qua nghiên cứu trường hợp buôn Ako Dhông (Buôn Ma Thuột), bài viết này chỉ ra các nỗ lực, các thành quả đạt được và các thách thức của cộng đồng trong bảo tồn không gian làng. Tác giả lập luận rằng: mặc dù không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên về bản chất là không gian văn hoá làng, nhưng các đề án bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng hiện nay đang lãng quên không gian làng. Không những thế, không gian làng đã và đang bị phá vỡ do những bất cập đến từ công tác qui hoạch thôn buôn và bảo tồn văn hoá truyền thống của các cấp có thẩm quyền. Do đó, thay đổi cách tiếp cận của các đề án bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là đòi hỏi có tính cấp thiết hiện nay.
Từ khoá: Không gian văn hoá cồng chiêng
Tây Nguyên, di sản văn hoá, bảo tồn, làng.
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục