TRANG PHỤC ÁO DÀI VIỆT NAM
- GIÁ TRỊ VÀ BẢN SẮC
TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
PGS.TS. Hoàng Minh Phúc
Tóm tắt: Trong lịch sử hội hoạ Việt Nam hiện đại, hình tượng người phụ nữ với trang phục áo dài truyền thống đã được nhiều nghệ sĩ phác hoạ trong những tác phẩm tạo hình. Từ những thế hệ hoạ sĩ đầu tiên tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Cát Tường, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Nguyễn Sáng cho đến những thế hệ hoạ sĩ tài năng đương thời, gần như hoạ sĩ nào cũng ghi dấu ấn cá nhân qua các phong cách thể hiện về trang phục áo dài. Các tác phẩm mỹ thuật ghi nhận lịch sử phát triển trang phục truyền thống của người Việt theo một cách thức khác từ phương diện tạo hình. Từ nét bút tài hoa, các hoạ sĩ đã ghi chép, phục dựng, phác hoạ kết cấu, phong cách, sự cách tân trang phục đương thời qua những tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc. Trải qua những biến thiên của lịch sử, áo dài Việt Nam không chỉ là một minh chứng về lịch sử trang phục dân tộc mà còn là cơ sở để nhận diện những giá trị văn hoá, tinh thần mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
Từ khoá: Áo dài, trang phục truyền thống, trang phục áo dài, cách tân.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 3 (55) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục