Vận dụng lý thuyết tương quan trong nghiên cứu văn hóa đô thị

Ngày đăng: 30/09/2024 Lượt xem: 156
Mặc định Cỡ chữ

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TƯƠNG QUAN
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐÔ THỊ

Trần Ngọc Khánh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Các sự vật, hiện tượng tồn tại ở mọi trạng thái đều trải qua quá trình. Đó là quá trình vận động, chuyển hóa trong phạm vi không gian và thời gian. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu theo lý thuyết cấu trúc hoặc chức năng thường tiếp cận các tác động ở thời điểm hiện tại, trong phạm vi tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội, mà chưa quan tâm đầy đủ các tương quan khác của quá trình.

Nếu các sự vật, hiện tượng chỉ giới hạn theo tương quan đồng đại, tương tác lẫn nhau trong quan hệ liên kết, tham chiếu hoặc phụ thuộc mà thiếu tương quan lịch đại, thì có thể biết quả mà không thấy nhân; chỉ nhận ra tương quan gần, nguyên nhân trước mắt mà bỏ qua tương quan xa là nguồn gốc sâu xa của các tương tác, chuyển hóa và biến đổi.

Lý thuyết tương quan được vận dụng bước đầu trong nghiên cứu văn hóa đô thị, nhằm nhận biết sự chuyển hóa và biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong quá trình đô thị hóa.

Từ khóa: Lý thuyết tương quan.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học, số 2 (42) - 2019

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2019
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất
Thể lệ gửi bài
10/11/2021 2.109 lượt xem
Nghiên cứu văn hóa hôm nay
15/03/2024 1.890 lượt xem
Văn hóa học và nghiên cứu văn hóa
28/02/2024 1.680 lượt xem
Hội đồng biên tập
10/11/2021 1.612 lượt xem