Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam
Tóm tắt: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dần từng bước làm thay đổi phương pháp hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản lý, sự tương tác của người tiêu dùng và cách thức tiếp thu, chia sẻ và quản lý dữ liệu. Sự phát triển mạnh mẽ này cho phép bất cứ ai sở hữu những thiết bị kết nối Internet, đều có thể tiếp cận, thưởng thức, chia sẻ các sản phẩm công nghiệp văn hóa như các tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, xuất bản phẩm, các trò chơi giải trí, nghệ thuật biểu diễn...
Song song với những ưu điểm này, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng gây ra những vấn đề không nhỏ liên quan đến bản quyền, luật sở hữu trí tuệ đối với thị trường sáng tạo. Những vấn đề như vi phạm bản quyền, copy ý tưởng, thậm chí sử dụng sản phẩm sáng tạo từ trí tuệ nhân tạo,… hiện đang là vấn đề chưa thể giải quyết một cách triệt để.
Tại Việt Nam, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo hộ bản quyền tác giả nhằm bảo vệ những thành quả lao động sáng tạo của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, hoạt động thực thi bảo hộ bản quyền nói chung, bản quyền trong thị trường sáng tạo nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra khá phổ biến, đa dạng và ngày càng tinh vi hơn. Do vậy, cần phải có các giải pháp khả thi để sớm khắc phục.
Từ khóa: Bản quyền, thị trường sáng tạo, đổi mới, kỹ thuật số, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 4 (46) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục