TÍN NGƯỠNG BÀ THU BỒN VÀ BÀ PHƯỜNG CHÀO
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XỨ QUẢNG
TS. Trần Đình Hằng
Phân Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch miền Trung
Tóm tắt:Quảng Nam là một địa bàn chiến lược trên con đường đi về phương Nam của người Việt, đặc biệt là nhờ vào vai trò thông thương huyết mạch nối liền núi - biển của sông Thu Bồn, đã làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của di sản văn hóa làng xã xứ Quảng. Trong đó, nổi bật tín ngưỡng thờ nữ thần, điển hình là lệ Bà Thu Bồn, lễ hội Bà Phường Chào, Bà Chợ Được..., mang đậm dấu ấn quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt - phi Việt trên vùng đất bản lề đặc biệt quan trọng này.
Từ lưu ảnh của nghi lễ hiến sinh, tục ăn trâu truyền thống trong đời sống các cộng đồng tộc người thiểu số miền Trung, nghé chông trong lệ Bà Thu Bồn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng cao quí, phản ảnh rõ nét nguồn gốc lâu đời của tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở Thiên Y A Na với nhiều hóa thân cụ thể ở mỗi một làng quê. Trở thành vị nữ thần tối linh, thống nhất quản hạt giang sơn rộng lớn từ núi đến biển, đặc biệt chú trọng những huyết mạch thủy lộ như sông Thu Bồn, người Việt đã nhanh chóng tiếp cận, từng bước Việt hóa rồi cũng sáng tạo nên những vị nữ thần gốc Việt và khiêm tốn tôn xưng là “em út” trong hình tượng Bà Phường Chào, Bà Chợ Được, với những hình tượng, hành trạng tương tự, có phần khiêm tốn hơn. Chính cặp đôi song hành trong quan hệ “gia đình hóa” chị - em của các Bà đã trở thành biểu tượng cho quá trình hòa hảo, giao lưu tiếp biến văn hóa trên dải đất miền Trung, mà Quảng Nam là một vùng đất điển hình.
Từ khóa: Nữ thần, Bà Mẹ Xứ Sở Thiên Y A Na, Bà Chúa Ngọc, Bà Bô Bô, Bà Thu Bồn, Bà Phường Chào, Bà Chợ Được, tiếp xúc văn hóa, giao lưu văn hóa, phi Việt, tiền Việt.
Nguồm: Tạp chí Văn hóa học số 3 (55) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục