TIẾP CẬN XÂY DỰNG
BÁCH KHOA THƯ VĂN HÓA ẨM THỰC HUẾ
TS. Trần Đình Hằng
Phân Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch miền Trung
Tóm tắt:Trong chiến lược xây dựng đô thị di sản văn hóa đặc trưng, bảo tồn phát triển văn hóa trở thành trục chiến lược chủ đạo, động lực để phát triển Thừa Thiên Huế trên nền tảng di sản Cố đô Huế. Bách khoa thư văn hóa ẩm thực Huế là bộ sách tra cứu về di sản văn hóa ẩm thực Huế, từ những giá trị đặc trưng, sắc thái biểu hiện cho tới những địa chỉ ẩm thực cụ thể..., góp phần hiện thực hóa đề án Kinh đô ẩm thực, số hóa và xây dựng hồ sơ di sản phi vật thể quốc gia, quốc tế được vinh danh trong tương lai. Đây cũng là tài liệu tham khảo về giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa Huế, gắn liền học đường, hấp dẫn lớp trẻ đến với di sản văn hóa. Đây còn là văn hóa phẩm trong thị trường sách, tài liệu tham khảo thiết thực cho vấn đề phát triển du lịch ẩm thực Huế trong định hướng đô thị di sản, tránh nguy cơ làm méo mó, sai lệch hồn cốt của văn hóa ẩm thực Huế.
Từ Bách khoa thư văn hóa ẩm thực Huế sẽ kế thừa để triển khai những nội dung tiếp theo trong Bách khoa thư Huế của Tủ sách Huế, như Bách khoa thư về lịch sử Huế, về địa danh Huế, về nhân vật lịch sử Huế, về kiến trúc - nghệ thuật Huế... Mặc dù tiếp cận cách phân loại từ nguyên liệu để phân định, phân tích di sản văn hóa ẩm thực Huế với nhiều lớp sinh thái tự nhiên và nhân văn độc đáo từ ảnh hưởng phương Bắc, từ cái nôi Bắc Bộ cho tới dấu ấn bản địa phương Nam, sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế và hợp lý các nguồn nguyên liệu, thông qua bàn tay và trí tuệ tài hoa, khéo léo của người làm bếp, đặc biệt là dấu ấn ảnh hưởng thời Nguyễn, đã đem lại cho văn hóa ẩm thực Huế những giá trị đặc trưng nổi bật, với ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian, ẩm thực chay, từ tính địa phương (nổi bật như hệ nước mắm, ruốc, hệ thủy hải sản đầm phá Tam Giang - Cầu Hai...), vùng miền cho tới quốc gia, quốc tế.
Từ khóa: Bách khoa thư, văn hóa ẩm thực, Huế, tủ sách Huế.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học 6 (58) - 2021
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục