Du lịch và sự biến đổi văn hóa tộc người Thái (bản Lác) và người Mường (Giang Mỗ) ở Hòa Bình

Ngày đăng: 08/05/2024 Lượt xem: 29
Mặc định Cỡ chữ

DU LỊCH VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA

TỘC NGƯỜI THÁI (BẢN LÁC) VÀ NGƯỜI MƯỜNG (GIANG MỖ) Ở HÒA BÌNH

TS. Đặng Thị Diệu Trang

Viện Nghiên cứu văn hóa - Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết bàn về sự biến đổi văn hoá do tác động của phát triển du lịch trong nghiên cứu trường hợp của người Thái (bản Lác) và người Mường (Giang Mỗ) ở Hoà Bình. Du lịch không chỉ được coi là hình thức phát triển kinh tế mũi nhọn trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay, mà còn là yếu tố tạo nên sự thay đổi diện mạo của kinh tế xã hội, trong đó sự tham gia của người dân vào quá trình du lịch đã định hình nên kết quả của du lịch và là chủ thể chính tạo nên sự biến đổi văn hoá địa phương. Quá trình hiện đại hoá kinh tế đã mở đường cho quá trình hàng hoá hoá, tư nhân hoá quyền sở hữu và nền kinh tế thị trường của xã hội hiện đại tạo nên những biến đổi trong đời sống xã hội và văn hoá địa phương. Mang ý nghĩa là một trong những mô hình phát triển hiện đại, du lịch như là hình thức kết nối người dân với nền kinh tế thị trường trong sự tác động của quá trình hàng hoá hoá, điều này đã tạo nên sự biến đổi trong nguyên tắc sống được định hình truyền thống lâu đời của người dân địa phương, làm thay đổi phương thức sinh kế cũng như các quan hệ cộng đồng.

Từ khoá: Du lịch, biến đổi văn hoá, kinh tế thị trường, hàng hoá hoá.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 4 (26) - 2016

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2016
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận