SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM:
TIẾP CẬN TỪ TRUYỀN THÔNG CHIẾN LƯỢC
TS. Đỗ Anh Đức
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tóm tắt: Sức mạnh mềm văn hóa là khái niệm không tách rời với hoạt động truyền thông, đặc biệt là truyền thông chiến lược. Để đạt được thành công trong việc thúc đẩy sức mạnh mềm, các quốc gia cần phải xây dựng được chiến lược truyền thông để chuyển hóa các nguồn lực văn hóa thành thông điệp cụ thể trên các kênh truyền thông. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang gặp nhiều lúng túng trong việc xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả trong bối cảnh hội nhập của kỷ nguyên thông tin. Từ tư duy chiến lược đến việc sử dụng các công cụ truyền thông, nhất là truyền thông số, xác định đối tượng mục tiêu, cũng như triển khai các chiến dịch hành động cụ thể, là những đòi hỏi quan trọng để ứng phó với sự thay đổi liên tục của tình hình thế giới. Đứng ở góc độ sức mạnh mềm văn hóa quốc gia, yếu tố quan trọng nhất trong truyền thông chiến lược là xác định được thông điệp chính - đó phải là những giá trị văn hóa cốt lõi của đất nước. Bài viết này thảo luận về chiến lược truyền thông thúc đẩy sức mạnh mềm văn hóa, dựa trên những giá trị tư tưởng văn hóa kết nối từ truyền thống tới hiện đại. Bài viết cũng phân tích những kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược truyền thông ở một số quốc gia, và đề xuất chiến lược cho Việt Nam.
Từ khóa: Sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa, truyền thông chiến lược, tư tưởng văn hóa.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 1 (41) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục