NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐIỆN LONG AN
- TRIỀU NGUYỄN: ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA THỦ PHÁP TẠO HÌNH, CHẤT LIỆU, MÀU SẮC
Nguyễn Thiện Đức*
Tóm tắt: Điện Long An được đánh giá là đẹp nhất và còn lại gần như nguyên vẹn trong số các di tích thuộc quần thể di tích nhà Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Từ trước đến nay, nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí tại ngôi điện này đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, cách tiếp cận phổ biến từ góc độ của lịch sử, văn hóa hay bảo tồn di tích hoặc nghệ thuật kiến trúc... Trên cơ sở thu thập dữ liệu mới và kế thừa những công trình đi trước, bằng phương pháp liên ngành, bài viết nghiên cứu các thủ pháp trang trí, chất liệu, màu sắc kết hợp với chạm khắc gỗ ở điện Long An. Bài viết còn mở ra hướng nghiên cứu nghệ thuật trang trí cho các công trình kiến trúc thời Nguyễn khác tại Huế nhằm đóng góp vào công cuộc bảo tồn, phục dựng.
Từ khóa: Triều Nguyễn, kiến trúc cung đình Huế, điện Long An, chạm khắc gỗ, mỹ thuật Nguyễn, nghệ thuật tạo hình.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (36) - 2018
Đề tài hoa cúc - trang trí hệ thống vì thừa lưu.
Đề tài Long vân và Lưỡng Long tranh châu trang trí hệ thống vì nóc tiền điện
Trang trí nhất thi nhất họa (xương - xà cừ cẩn trên gỗ) - tương sinh Thổ sinh Kim
Chữ Hán trang trí liên ba hậu điện (Đỏ son trên gỗ) - tương sinh Hỏa sinh Thổ
Trang trí thi họa vách đố bản chính điện (Xà cừ và xương trên gỗ) - Tương sinh Thổ sinh Kim
Bài thơ vua Thiệu Trị phỏng bài minh trên nghiên mực của Lương Vũ Đế - chất liệu
cẩn xà cừ
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục