BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
PGS.TS. Trương Minh Dục
Học viện Chính trị khu vực III
Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc/tộc người, đa văn hóa. Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, luôn là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng các tộc người thiểu số. Cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, nhiệm vụ phát triển văn hóa ở các dân tộc thiểu số được đẩy mạnh nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết để phát triển bền vững đất nước.
Từ khóa: Văn hóa dân tộc thiểu số, bảo tồn, phát huy.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 3 (43) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục