Hình thức ứng xử rừng thiêng của dân tộc Cơtu ở vùng Trường Sơn

Ngày đăng: 11/12/2024 Lượt xem: 23
Mặc định Cỡ chữ

HÌNH THỨC ỨNG XỬ RỪNG THIÊNG

CỦA DÂN TỘC CƠTUVÙNG TRƯỜNG SƠN:

 

Ts. Lê Anh Tuấn - ThS. Trần Đức Sáng

Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế

Tóm tắt: Đối với dân tộc Cơtu ở miền núi Trung Brừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, đặc biệt là rừng thiêng. Làng bản Cơtu truyền thống được hình thành từ rừng. Rừng là vùng đất được coi trọng đối với mỗi cộng đồng lần đầu tiên đặt chân đến hay lần cuối bước chân đi trong cuộc sống du canh du cư. Rừng thiêng của người Cơtu là một hình thức của rừng tâm linh phổ biến ở nhiều dân tộc, được xem là trung tâm văn hoá và tôn giáo của các cộng đồng sinh sống trong và xung quanh nó. Khác với các khu rừng sản xuất là để canh tác, khai thác lâm thổ sản, cung cấp những nguồn lợi trực tiếp về mặt sinh kế và xã hội, các khu rừng tâm linh tạo nên những tác động về mặt tín ngưỡng và gián tiếp củng cố, đảm bảo sự ổn định về mặt xã hội thông qua thực hành nghi lễ tôn giáo. Rừng là cội nguồn của văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số. Rừng thiêng là không gian thiêng - không gian văn hoá tâm linh của cộng đồng, là môi trường duy trì các giá trị niềm tin, tín ngưỡng của cộng đồng. Đối với đời sống xã hội, vai trò của rừng thiêng được thể hiện ở khía cạnh duy trì và tạo ra các môi trường - không gian xã hội gắn với các phong tục tập quán trong cư trú, sản xuất, sinh hoạt như tập quán kiêng cữ gắn với cây rừng, thú rừng, lễ hội cúng rừng, lễ hội săn bắn…

Từ khóa: Rừng thiêng, văn hóa rừng, tín ngưỡng dân gian, văn hóa tâm linh, dân tộc Cơtu/Katu, miền núi Trung B.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (42) - 2019

 

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2019
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất
Thể lệ gửi bài
10/11/2021 2.112 lượt xem
Nghiên cứu văn hóa hôm nay
15/03/2024 1.892 lượt xem
Văn hóa học và nghiên cứu văn hóa
28/02/2024 1.682 lượt xem
Hội đồng biên tập
10/11/2021 1.613 lượt xem