HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ HÁT CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Thủy
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Tóm tắt: Trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đã có một sự chuyển đổi của các luật định hướng tới nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực văn hóa. Đáng chú ý là việc ban hành chính sách "xã hội hóa" nhằm huy động các nguồn lực bên ngoài nhà nước, đa dạng hóa chủ thể tham gia vào lĩnh vực văn hóa, cho phép các tổ chức công lập có một mức độ tự chủ nhất định và thúc đẩy phong cách quản lý nhạy bén với thị trường. Trong bài viết này, tôi sẽ tìm hiểu về tác động của chính sách xã hội hóa đối với các nhà hát thuộc sở hữu nhà nước và trả lời các câu hỏi sau: Đâu là những thay đổi trong quản lý tổ chức của các nhà hát công lập dưới tác động của chính sách xã hội hóa? Đâu là những hạn chế và trở ngại? Bài viết kết luận bằng cách nhấn mạnh những nan đề và bản chất thể nghiệm của chính sách trong thời kỳ chuyển đổi, và đề xuất rằng chính phủ cần có các giải pháp chiến lược để có thể giúp các nhà hát công lập thích ứng thành công trong bối cảnh này.
Từ khóa: Chính sách "Xã hội hóa", đổi mới, quản lý sân khấu.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 1 (41) + 2 (42) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục