Cách thức quản lý rừng tâm linh của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày đăng: 12/04/2024 Lượt xem: 34
Mặc định Cỡ chữ

CÁCH THỨC QUẢN LÝ RỪNG TÂM LINH

CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

                       Hồ Viết Hoàng

Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Tóm tắt: Trong xã hội Cơ Tu, làng là một tổ chức xã hội cơ bản và duy nhất, ở đó không có tổ chức nào lớn hơn hay nhỏ hơn làng. Đặc tính này của xã hội được phản ánh thông qua vai trò chủ sở hữu và quyền quản lý duy nhất của làng đối với mọi tài nguyên đất và rừng. Trong đó, rừng cộng đồng là một dạng đất công thuộc quyền sở hữu của làng, được quản lý thông qua luật tục - một công cụ hữu hiệu nhằm đảm bảo tính chất sở hữu cộng đồng đối với loại hình tài nguyên quan trọng này. Tất cả mọi thành viên của cộng đồng phải chấp hành mọi quy định/chế tài trong luật tục. Bên cạnh đó, cùng với luật tục và cao hơn luật tục, người Cơ Tu còn được “quản lý” bằng sự “thiêng hóa” bởi hệ thống các Thần linh/Yang. Gắn liền với hình thức sở hữu và quản lý này là loại hình rừng tâm linh - một nguồn tài nguyên mang nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Từ khóa: Rừng tâm linh, rừng thiêng, rừng ma, “thiêng hóa”.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 1 (23) - 2016

Hồ Viết Hoàng

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2016
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận