Nhận dạng "Cultural Studies" và triển vọng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam

Ngày đăng: 14/08/2024 Lượt xem: 128
Mặc định Cỡ chữ

NHẬN DẠNG “CULTURAL STUDIES”

VÀ TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở VIỆT NAM

                                                    TS.  Trương Văn Minh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tóm tắt: “Cultural studies” là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành phổ biến trên thế giới từ nửa sau thế kỷ XX. Cách tiếp cận nghiên cứu “cultural studies” được vận dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tại Việt Nam, ở khía cạnh tương đương về mặt học thuật, “cultural studies” được coi là một chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu với tên gọi “văn hóa học” tại các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu. Thế nhưng cấu trúc chương trình đào tạo tại các khoa “văn hóa học” vừa thừa các môn không liên quan lại vừa thiếu các môn cơ sở cho “cultural studies”. Trong khi đó việc nghiên cứu tại các khoa chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, các viện và trung tâm rất ít khi vận dụng những lý thuyết của “cultural studies” như một công cụ nghiên cứu liên ngành.

Trước thực trạng nêu trên, bài viết này sẽ tham luận một số vấn đề về vị trí của “cultural studies” trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới và khả năng ứng dụng trong nghiên cứu và giảng dạy “văn hóa học” cũng như các ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.

Từ khoá: Khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa học, nghiên cứu liên ngành.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (36) - 2018

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2018
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất
Thể lệ gửi bài
10/11/2021 1.773 lượt xem
Hội đồng biên tập
10/11/2021 1.394 lượt xem
Văn hóa học và nghiên cứu văn hóa
28/02/2024 1.119 lượt xem