Mô hình tổ chức và quản lý Festival: trường hợp cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Ngày đăng: 23/04/2024 Lượt xem: 17
Mặc định Cỡ chữ

 MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ FESTIVAL:

TRƯỜNG HỢP CUỘC THI TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG

 

PGS. TS. Đỗ Thị Thanh Thủy

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

ThS. Nguyễn Thu Thủy

 

Tóm tắt: Trong vài thập niên gần đây, lễ hội và sự kiện đương đại ngày càng được quan tâm và đánh giá là có vai trò quan trọng như một công cụ hữu hiệu cho rất nhiều hoạt động khác, ví dụ: thúc đẩy việc đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch và marketing điểm đến, cũng như đem lại cơ hội giải trí, khuyến khích đa dạng văn hóa và cố kết xã hội thông qua sự tham dự trực tiếp của cư dân địa phương và du khách. Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh là Danang International Fireworks Competition, viết tắt là DIFC) là một trong những lễ hội/sự kiện đương đại đạt được những thành công về mặt văn hóa, du lịch và kinh tế, cũng như nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến và đã trở thành một thương hiệu uy tín của thành phố Đà Nẵng. Tìm hiểu những vấn đề đằng sau những thành công bước đầu này, trong đó có vấn đề về mô hình tổ chức và kinh nghiệm quản lý các bên liên quan của DIFC, sẽ góp phần cung cấp bài học trong việc tổ chức các lễ hội và sự kiện đương đại tương tự ở Việt Nam.

Từ khóa: Tổ chức lễ hội và sự kiện, mô hình tổ chức, kinh nghiệm quản lý các bên liên quan.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 4 (26) - 2016

 

PGS. TS. Đỗ Thị Thanh Thủy

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2016
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận