QUYỀN MIỄN TRỪ VĂN HÓA
VỚI VĂN HÓA MỸ
PGS.TS. Lê Đình Cúc
Tóm tắt: Do sự thay đổi của địa văn hóa, các trung tâm văn hóa có lịch sử và truyền thống của châu Âu và thế giới như văn hóa Hi Lạp - La Mã, Anh, Pháp, Đức, Nga chuyển sang nước Mỹ vào thế kỷ XX, sau hai cuộc chiến tranh thế giới mà Mỹ tham gia và là kẻ chiến thắng. Nhà nước Mỹ sử dụng thế mạnh tuyệt đối của truyền thông: truyền thanh, truyền hình, Internet, băng đĩa, phim ảnh... để truyền bá văn hóa Mỹ. Đặc biệt là công cụ thuế quan, xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa của các tổ chức WTO và GATT để văn hóa Mỹ thống trị thế giới. Mỹ coi sản phẩm văn hóa là hàng hóa nằm trong Bộ Kinh tế và thương mại, ngăn cản nhà nước bảo vệ.
Các nước khác và EU, đặc biệt là Nga, Anh, Pháp, Đức và Hà Lan thừa nhận sản phẩm văn hóa là hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc thù phải được nhà nước và các tổ chức khác bảo hộ cho phát triển. Họ chống lại sự áp đặt của văn hóa Mỹ tạo nên vấn đề “quyền miễn trừ văn hóa” để ngăn chặn sự xâm lăng của văn hóa Mỹ và bảo vệ văn hóa dân tộc.
Từ khóa: Văn hóa, truyền thông, hàng hóa, WTO, GATT, MAI, MEDIA.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 4 (44) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục