CÁI ĐUÔI ĐÒI ĐIỀU KHIỂN CÁI ĐẦU?
CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VÀ
CHÍNH SÁCH VĂN HÓA Ở NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC
GS.TS. Nissim Otmazgin
Khoa Nghiên cứu Đông Á, Đại học Do Thái Jerusalem, Israel
Tóm tắt: Đối với một ngành công nghiệp mới hình thành, làm thế nào để một chính sách được đề xuất và thực hiện? Bài viết trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét cách mà chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc phản hồi với việc sản xuất và xuất khẩu của văn hóa đại chúng. Cuộc khảo sát tập trung vào sự xuất hiện của các ngành công nghiệp văn hóa địa phương, các vấn đề chính sách mà chúng đặt ra và các tranh luận nội bộ khi chúng được khởi xướng. Tranh luận trọng tâm của bài viết là các chính phủ này không nhìn nhận các ngành công nghiệp văn hóa chỉ theo ý thức hệ, nhưng tiếp theo thành công của khu vực tư nhân, gần đây chính phủ đã chuyển mối quan tâm đến lợi ích kinh tế có được từ hàng hóa hóa văn hóa. Dù sao chăng nữa, nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực văn hóa đại chúng nhấn mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng như là một phần chiến lược của nhà nước phát triển. Quan điểm này quá cứng nhắc để thích nghi với sự năng động của các ngành công nghiệp văn hóa và cần được bổ sung bằng cách tiếp cận đa dạng hơn, xem xét cấu trúc và tổ chức đặc biệt của các ngành công nghiệp văn hóa.
Từ khóa: Công nghiệp văn hóa, chính sách văn hóa, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 4 (44) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục