MÔ HÌNH QUẢN LÝ DI TÍCH NHO HỌC
- TRƯỜNG HỢP VĂN MIẾU MAO ĐIỀN (HẢI DƯƠNG)
TS. Nguyễn Văn Tú
Trung tâm Hoạt động Văn hóa kho học Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Tóm tắt: Hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam không chỉ là di sản văn hóa vật thể, là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, mà mỗi di tích còn chứa đựng những giá trị đặc biệt, biểu trưng cho nền giáo dục truyền thống, nền văn hóa truyền thống Việt Nam.Trải qua chiến tranh cũng như những thăng trầm của lịch sử, hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam đã bị hư hại, xuống cấp nhiều. Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị những di tích này góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn hóa và giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị được thực hiện theo một mô hình quản lý trên cơ sở lý thuyết khoa họa nào để đem lại hiệu quả bền vững là nhiệm vụ khó khăn cho các nhà quản lý di tích.
Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu Mao Điền, Hải Dương - một trong những di tích Nho học được bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị hiệu quả, góp phần bảo tồn, phát triển truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của địa phương giúp khẳng định mô hình quản lý di tích Nho học hiện nay.
Từ khóa: Quản lý di tích Nho học; Văn Miếu Mao Điền; bảo tồn phát triển; phát huy giá trị; giáo dục truyền thống.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 5 (51) - 20202
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục