Một số vấn đề lý luận về hiện tượng di dân xây dựng thủy điện: khảo sát từ góc độ văn hóa

Ngày đăng: 02/04/2024 Lượt xem: 104
Mặc định Cỡ chữ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ HIỆN TƯỢNG DI DÂN XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN:

KHẢO SÁT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

 Nguyễn Hữu Thông

Tóm tắt: Thủy điện có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện năng lớn cho các nước đang phát triển, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm đảo lộn môi trường sống của cộng đồng cư dân bản địa vốn sinh tụ bền vững trong các thung lũng, nay trở thành lòng hồ (chưa kể đến nguy cơ ảnh hưởng có tính hệ lụy đối với các cộng đồng dọc lưu vực sông, về phía hạ nguồn). Đột ngột, chính sách di cư cưỡng chế của nhà nước trao cho phía công ty thủy điện được quyền đưa các cộng đồng dân tộc thiểu số di cư ra khỏi các thung lũng để đến các khu tái định cư, vốn có sinh cảnh xa lạ và không bằng với nơi ở cũ. Giải quyết mối quan hệ giữa nơi đi và nơi đến thông qua lý thuyết lực hút và lực đẩy trong di dân, đối với trường hợp di dân tái định cư thủy điện ở miền Trung, cho thấy người dân di cư hoàn toàn bị “đẩy” ra khỏi môi trường sống vốn có và họ bị sốc trước môi trường nơi đến. Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận kỹ để kịp thời có phương sách khả dĩ giúp đồng bào giảm sốc, thăng bằng trở lại để dần dần thích ứng một cách chủ động trên cơ sở phát huy tối đa tri thức bản địa, bản sắc văn hóa và bản lĩnh cộng đồng..

Từ khóa: Di dân, tái định cư, thủy điện, lực hút, lực đẩy, sốc văn hóa, tri thức bản địa, thích ứng văn hóa, tham vấn cộng đồng.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (18) - 2015

Nguyễn Hữu Thông

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học số 2 (18)

Năm phat hanh: 2015
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận