Diễn xướng linh thiêng như một biểu tượng trong nghi lễ của người Chăm

Ngày đăng: 21/03/2025 Lượt xem: 57
Mặc định Cỡ chữ

DIỄN XƯỚNG LINH THIÊNG NHƯ MỘT BIỂU TƯỢNG

TRONG NGHI LỄ CỦA NGƯỜI CHĂM

Đổng Thành Danh

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm (Ninh Thuận)

Tóm tắt: Bài viết này tiếp cận các loại hình nghệ thuật diễn xướng trong nghi lễ dưới hai đặc trưng của nghiên cứu nhân học và văn hóa học: tính thiêng và tính biểu tượng. Tính thiêng biểu thị qua không gian, chức năng và ý nghĩa mà các hình thức hát lễ, múa lễ, diễn tấu nhạc cụ muốn truyền tải trong các nghi lễ mang tính linh thiêng, với những giá trị siêu hình, hoàn toàn khác biệt với các loại hình diễn xướng dân gian mang tính quần chúng. Trong khi đó, chúng ta cũng cần phải nhận thức rằng, các loại hình nghệ thuật này cũng là một dạng thức cụ thể của biểu tượng như một thành tố cấu thành một nghi lễ biểu tượng điển hình. Bài viết cũng chỉ ra mối tương quan, sự gắn bó hữu cơ giữa các loại hình diễn xướng ca, múa nhạc với nghi lễ, lễ hội; giữa tính thiêng và tính biểu tượng, của các loại hình diễn xướng này, như nét đặc trưng không thể tách rời trong không gian nghi lễ.

Từ khóa: Diễn xướng dân gian, tính thiêng, biểu tượng, biểu tượng thiêng, nghi lễ biểu tượng.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 5 (51) - 2020

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2020
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất