SỰ TRUYỀN TẢI BẰNG HÌNH THỨC NGHE NHÌN
CỦA DI SẢN VĂN HÓA TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
TS. Norton Barley
Đại học London, Vương quốc Anh
Tóm tắt: Việc sản xuất các tài liệu nghe nhìn về di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là một phần trong quá trình mở rộng của di sản hóa đang lan tỏa ở nhiều nơi trên thế giới. UNESCO cho rằng các phim về di sản giúp tăng khả năng hiển thị và nhận thức, cũng như họ thường gắn liền du lịch văn hóa với phát triển bền vững. Mặc dù các bộ phim có tầm quan trọng trong việc lưu trữ, quản lý và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, thì kết quả nghe nhìn của di sản lại nhận được rất ít sự chú ý về mặt học thuật.
Bài viết này phản ánh về cách bộ phim liên quan đến việc quảng bá truyền thống văn hóa mà tập trung vào ba yếu tố chính. Đầu tiên, nó thể hiện một cách ngắn gọn tình trạng của video trong quá trình đề cử các loại hình ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Thứ hai, nó coi tiềm năng của phim là phương tiện để bảo vệ di sản văn hóa trong xã hội đương đại. Điều này bao gồm việc thảo luận về sự phổ biến của nghe nhìn đối với văn hóa phi vật thể trong môi trường “phương tiện truyền thông mới” luôn thay đổi như ngày nay. Thứ ba, nó phản ánh các cách tiếp cận khác nhau đối với việc thể hiện sự nghe nhìn và lưu thông số hóa của điệu múa Xòe Thái ở Việt Nam.
Từ khóa: Tài liệu nghe nhìn, di sản văn hóa phi vật thể, UNESCO, kỷ nguyên số.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 6 (46) - 2019
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục