Bàn thêm về nguồn gốc của hát xoan Phú Thọ

Ngày đăng: 13/01/2025 Lượt xem: 15
Mặc định Cỡ chữ

BÀN THÊM VỀ NGUỒN GỐC

CỦA HÁT XOAN PHÚ THỌ

TS. Đỗ Khánh Nhung

Tóm tắt: Hát Xoan, hay hát Lãi Lèn, hát Thờ, hát Khúc môn đình… là lối hát thờ có lịch sử lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ thời Văn Lang. Vì vậy nguồn gốc của hát Xoan mang đậm màu sắc huyền thoại gắn với các truyền thuyết, những câu chuyện dã sử và nhiều dị bản. Hiện tại mỗi làng Xoan đều có một bản riêng của mình về gốc tích Xoan nhằm khẳng định địa bàn Xoan của mình mới là phường “Xoan gốc”. Bài viết này, trên cơ sở tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố chúng tôi xin thử bàn luận về nguồn gốc của hát Xoan từ 3 hướng tiếp cận: Thứ nhất, dựa trên các câu chuyện về nguồn gốc hát Xoan ở các làng Xoan; Thứ hai, dựa trên bản thân loại hình nghi lễ diễn xướng này; Thứ ba, đặt Xoan trong mối tương quan hát Dặm, hát Nhà tơ, hát Quan họ…; từ đó đưa ra những nhìn nhận về loại hình diễn xướng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Từ khóa: Nguồn gốc hát Xoan, hát Xoan, dân ca nghi lễ.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 5 (45) - 2019

 

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2019
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận

Đọc nhiều nhất
Thể lệ gửi bài
10/11/2021 2.341 lượt xem
Văn hóa học và nghiên cứu văn hóa
28/02/2024 2.227 lượt xem
Nghiên cứu văn hóa hôm nay
15/03/2024 2.097 lượt xem
Hội đồng biên tập
10/11/2021 1.683 lượt xem