Đạo đức và nghệ sĩ sân khấu Việt Nam

Ngày đăng: 15/04/2024 Lượt xem: 61
Mặc định Cỡ chữ

ĐẠO ĐỨC VÀ NGHỆ SĨ SÂN KHẤU VIỆT NAM

PGS.TS. Trần Trí Trắc

Tóm tắt: Đạo đức là toàn bộ những quan niệm của con người về tốt - xấu, thật - giả, thiện - ác, đúng - sai, phải - trái… bằng các chuẩn mực, nguyên tắc cụ thể và mang ý nghĩa tích cực phát triển xã hội loài người. Đạo đức và giá trị đạo đức luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc cụ thể. Đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và mọi hành vi của con người phải gắn liền với nghề nghiệp, phải được cụ thể hóa giá trị trong nghề nghiệp.

Nghệ sĩ sân khấu có hai đời sống: đời sống thực hàng ngày và đời sống của người nghệ sĩ. Hai đời sống này với hai đạo đức vừa tồn tại độc lập, vừa thống nhất biện chứng với nhau để tạo thành “đạo đức kép” chân chính của người nghệ sĩ. Cơ chế thị trường đã khiến đạo đức ở một bộ phận nghệ sĩ “xuống cấp”. Sân khấu thiếu đạo đức trọng thị ngôi sao và đạo đức trọng thị tập thể là hai mặt vừa tồn tại độc lập, vừa thống nhất biện chứng với nhau trong đạo đức nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, làm cho sân khấu Việt Nam hôm nay trống vắng những hình tượng đỉnh cao mang tầm thời đại.

Từ khóa: Đạo đức, giá trị đạo đức, nghệ sĩ sân khấu, sân khấu Việt Nam.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 6 (22) - 2015

 

PGS.TS. Trần Trí Trắc

Tạp chí liên quan

Tạp chí Văn hóa học

Năm phat hanh: 2015
Sách giấy: Liên hệ
Ebook: Liên hệ
Xem chi tiết

Bình luận